Những tác dụng của lộc vừng trong đời sống khiến bạn bất ngờ

Tác dụng của lộc vừng là gì? Lộc vừng khá phổ biến tại Việt Nam. Từ xưa người dân thường có những bài thuốc dân gian liên quan tới lộc vừng rồi. Vậy tác dụng của lộc vừng là gì? Lộc vừng dùng trong chữa bệnh như thế nào? Mời các bạn theo dõi bài viết sau nhé.

Tác dụng của lộc vừng trong việc mang may mắn, tài lộc

Hoa thành từng chùm sung túc nên mọi người có thể mua về để trồng tại nhà hoặc đem biếu, cho cây, tăng cũng rất ý nghĩa.

Có thể bạn quan tâm:

Vì thế, cây lộc vừng càng nhiều tuổi thì càng mang lại nhiều vận may, tài sản ngày càng dồi dào và công việc tiến triển thuận lợi theo ý muốn. Đặc biệt, những cây lộc vừng trồng trước cửa nhà còn có tác dụng dung hòa năng lượng, mang lại phước lành cho gia chủ.

Tác dụng của lộc vừng trong việc mang may mắn, tài lộc
Tác dụng của lộc vừng trong việc mang may mắn, tài lộc

Tạo cảnh quan, bóng mát

Tác dụng của cây lộc vừng giúp mọi người tránh nắng về mùa hè với tán lá rộng. Do đó, loài cây này mang đến giá trị tạo bóng mát cũng như thanh lọc, cải thiện không khí trong lành hơn.

Mọi người trồng lộc vừng đẹp vừa có bóng mát, có thể trang trí đẹp sân vườn, mà lại tăng thêm sinh khí, tốt cho chính mình.

Không những vậy, loài cây này được trồng nhiều ở khuôn viên của các công ty, trường học, khách sạn… Với mục đích tạo bóng mát, lọc không khí và mang lại may mắn.

Sản xuất nội thất

Lộc vừng có thân rộng nên có thể dùng để lấy gỗ trong ngành mộc. Vì thế, nhiều vật dụng giá trị được chế tạo từ gỗ của cây lộc vừng như bàn ghế, giường tủ…

Tác dụng của lộc vừng trong Đông Y và Tây Y 

Theo Đông Y, cây Lộc Vừng có thể chế thuốc ở toàn bộ phận cây: rễ, vỏ cây, lá, quả,..Mỗi nơi lại có một công dụng riêng

  • Vỏ cây: chữa đau bụng, sốt, tiêu chảy
  • Quả lộc vừng: còn xanh, ép nước bôi chữa chàm, nghiền nhỏ ngâm rượu 1 tháng ngậm trị đau răng, ho và hen suyễn.
  • Rễ lộc vừng: làm thuốc kích thích tiêu hóa, trị bệnh sởi
  • Hạt lộc vừng: giã ra, thêm bột và dầu, chữa đau mắt và tiêu chảy, cơn đau bụng
  • Tác dụng của lá cây lộc vừng: Lá lộc vừng chứa axit Barringtogen, stigmasterol-3-beta-O-Dglucoside, beta-sitosterol, beta-amyrin, axit oleanolic, axit tangulic và acutangulic: Có tác dụng chữa các loại bệnh về đường tiêu hóa.

Tác dụng của lộc vừng trong Đông Y và Tây Y 
Tác dụng của lộc vừng trong Đông Y và Tây Y

Những bài thuốc từ lộc vừng đơn giản

Lá lộc vừng chữa trĩ

Bài thuốc gồm: Lá cây lộc vừng với lá bánh tẻ còn tươi 20g. Rửa sạch lá lộc vừng bằng nước muối sau đó rửa lại bằng nước sôi nguội, để ráo nước.

Cách sử dụng: Trước khi đi ngủ khoảng 15 phút lấy lá lộc vừng đã rửa nhai và nuốt lấy nước còn bã đắp vào vùng hậu môn 15 phút. Mỗi đợt điều trị từ 7 – 10 ngày và sau đó nếu có thể kiếm được lá lộc vừng ăn sống được 10 ngày nữa thì bệnh trĩ có thể chữa trị được hiệu quả.

Bài thuốc này có tác dụng làm hết táo bón, co búi trĩ, chống viêm và cầm máu. 

Chữa tiêu chảy, kiết lị

Lấy lá lộc vừng non xay nhuyễn ép lấy nước uống trị bệnh. Hạt lộc vừng phối hợp với nước ép gừng để chữa cảm lạnh và đi tả.

Hoặc cũng có thể dùng nước ép lá lộc vừng pha với mật ong

Trị tiêu chảy, sốt

Vỏ thân lộc vừng cạo lớp vỏ bên ngoài, rửa sạch, thái nhỏ, đem phơi hoặc sấy khô. Dùng 6-16g vỏ sắc với 400ml nước đến khi còn 100ml nước, uống ngày 2 lần

Làm chất độc cá

Vỏ cây có chứa Cao su tự nhiên , muối kiềm (alkaline salts), và một số hoạt chất khác. Được cho là chất độc cá. Thường người ta xay ra, mang đi câu cá và cho cá ăn.

Trị chứng đau đầu

Hạt của nó được sử dụng để điều trị đau đầu. Kết hợp với gạo tẻ để làm món cháo vừng đen để bớt đau đầu và rụng tóc

Những bài thuốc từ lộc vừng đơn giản
Những bài thuốc từ lộc vừng đơn giản

Có thể bạn quan tâm:

Trị viêm nướu

Hỗn hợp vỏ cây của lộc vừng được sử dụng làm nước súc miệng để chữa các vấn đề về nướu như viêm nướu, Vỏ cây của nó có hiệu quả để điều trị vết thương

Lưu ý tác dụng phụ khi dùng

Mặc dù có khá nhiều tác dụng của lộc vừng trong đông y, tuy nhiên cây lộc vừng lại chứa nhiều chất độc saponins – có tính chất phá huyết, vị hắc và làm hắt hơi mạnh, độc đối với động vật máu lạnh, có thể gây ra những tác dụng phụ cho người sử dụng 

Mọi thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, không tự ý áp dụng khi chưa có chỉ dẫn của nhà thuốc. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ kết quả nào xảy ra.

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết tác dụng của lộc vừng của mình. Với những công dụng của cây lộc vừng như vậy thì tại sao không trồng 1 cây ở nhà đúng không?

Tổng hợp: caycanh247.com

Tin mới nhất

Tìm hiểu Đặc điểm của Cây Khế – Một Loài Cây Phổ Biến Ở Việt Nam

Cây Khế là một loài cây phổ biến ở Việt Nam, được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh...

Hướng Dẫn Phân Loại Cây Khế: Từ Khế Để Trồng Đến Khế Cảnh

Hướng Dẫn Phân Loại Cây Khế là một tài liệu hữu ích giúp bạn có thể phân biệt được...

Khám phá Công dụng của Cây Khế: Tại Sao Nó Là Quý?

Cây Khế là một loài cây phổ biến trong khu vực Đông Nam Á. Nó có nhiều công dụng...

Ý nghĩa của cây khế đối với đời sống của chúng ta là gì?

Cây Khế là một trong những biểu tượng phổ biến nhất của Đạo Phật. Nó được sử dụng để...

Dinh dưỡng có trong quả khế tốt cho sức khỏe như thế nào?

Tại sao dinh dưỡng có trong quả khế rất quan trọng cho sức khỏe của bạn? Đây là câu...

Đặc điểm của Cây Thông – Một Nhận Định Chi Tiết Chính Xác

Cây Thông là một loài cây phổ biến trong vườn đẹp, được sử dụng rộng rãi trong thiết kế...