Cây lộc vừng – Phương pháp chăm sóc và những điều thú vị

Cây lộc vừng đối với người dân phương Đông là một loài cây phong thủy có nhiều ý nghĩa. Có nhiều dòng lộc vừng và mỗi dòng như thế đều có những đặc điểm phù hợp với khu vực trồng riêng. Bài viết hôm nay sẽ cùng các độc giả tìm hiểu về những thông tin xoay quanh cây lộc vừng, những bí mật thú vị và phương pháp trồng cũng như chăm sóc các giống cây này.

Cây lộc vừng là giống cây gì?

Cây lộc vừng thường được biết đến dưới một cái tên khác là cây mưng. Với người dân phương Đông, lộc vừng thuộc nhóm 4 loại cây phong thủy mang ý nghĩa về sự thịnh vượng và phú quý. Do đó, ở các nước phương Đông, lộc vừng rất được yêu thích và luôn phổ biến từ thời xa xưa cho đến nay.

Một trong những công dụng chính của loại cây này là trồng để làm kiểng trong khuôn viên vườn hoặc dùng để tạo bóng mát. Lộc vừng thuộc vào họ cây thân gỗ và có kích thước không giới hạn, tùy vào môi trường trồng và sinh sống, phát triển của cây. 

Thông thường, các cây được trồng theo dạng làm kiểng trong chậu sẽ có đường kính trong khoảng 35 đến 40cm. Với những cây ở không gian mở, đường kính có thể lớn hơn 40cm.

Đặc điểm chung của các loại lộc vừng
Cây lộc vừng rất phổ biến ở Việt Nam

Phân biệt các loại cây lộc vừng

Lộc vừng có nhiều loại, người ta phân biệt chúng dựa trên màu sắc của cây, cách mọc và cả tiết diện chiều của trái trên cây. Về cơ bản có 3 loại lộc vừng là cây chiếc, lộc vừng hoa chùm và lộc vừng hoa đỏ.

Cây chiếc (rau vừng)

Cây chiếc được biết đến nhiều hơn với cách gọi rau vừng với trái có tiết diện ngang hình hộp. Tên quốc tế của cây là Barringtonia Asiatica và đến từ Ấn Độ Dương, phía Tây Thái Bình Dương. Người ta thường sẽ thấy cây chiếc ở dọc các con đường với mục đích làm cảnh và tạo bóng mát.

Lộc vừng hoa chùm

Lộc vừng có hoa chùm có tên gọi quốc tế là Barringtonia racemosa với trái có tiết diện ngang hình tròn. Một đặc điểm nữa của loại cây lộc vừng này là màu trắng hoặc hồng của hoa khi nở. Những người yêu cây kiểng sẽ thường chọn loại lộc vừng này cho khuôn viên nhà mình.

Lộc vừng hoa đỏ

Lộc vừng hoa đỏ là loại mang nhiều ý nghĩa phong thủy nhất. Loại cây này du nhập từ nước Pháp và có mặt nhiều nhất ở các khu vực tại Thủ đô Hà Nội, đặc biệt là Hồ Tây. Màu sắc của loại lộc vừng này rất được ưa chuộng bởi nó tượng trưng cho tài lộc, may mắn, sự rực rỡ cho gia chủ. 

Cây lộc vừng có mấy loại và cách nhận biết
Lộc vừng hoa đỏ

Phương pháp trồng cây lộc vừng 

Lộc vừng dễ trồng nhưng vẫn phải có phương pháp. Trồng và chăm sóc đúng cách sẽ giúp lộc vừng phát triển tốt hơn.

Các bước trồng cây lộc vừng

Đầu tiên, cần chọn một giống lộc vừng phù hợp mục đích sử dụng. Kế đến, trong trường hợp muốn trồng ngoài sân vườn thì phải đào hố đủ sâu để đặt cây. Ngược lại, trồng trong chậu thì ưu tiên các mẫu chậu có lồng sâu bởi yếu tố này tạo điều kiện cho rễ cây phát triển tốt hơn.

Cuối cùng, chỉ cần cho cây giống vào khu vực đất đã chuẩn bị sẵn, lấp đất lại và tưới nước. Theo các quan niệm về phong thủy, vị trí trồng phù hợp là bên trái hoặc phải của nhà vì nếu đặt ở giữa, cây sẽ chắn tài lộc vào nhà gia chủ.

Phương pháp chăm sóc cây lộc vừng

Thứ nhất, chọn đất phải thật tơi xốp như đất mùn pha cát, phân chuồng ủ mục. Thứ hai, khi trồng cây này, không nên tưới nước quá nhiều cho cây. Số lần tưới nước phù hợp nhất là 2 lần cho một ngày. Thứ ba, đây là giống cây ưa sáng nên ưu tiên vị trí đón nắng ngoài sân sẽ tốt hơn cho sự sinh trưởng của cây.

Thứ tư, về chế độ bón phân, người trồng có thể đánh giá chất lượng đất để có liều lượng phù hợp. Việc bón phân chỉ được khuyến khích với các vùng đất không chất lượng, cần bón phân hữu cơ một tháng một lần. Nếu đất đã đạt chuẩn thì chỉ cần bón phân ở giai đoạn cây còn non, mới trồng.

Đặc điểm cây lộc vừng
Không cần bón phân nhiều

Những lợi ích từ lộc vừng

Cây lộc vừng là một giống cây đa dạng chức năng, không phải chỉ có mặt trên đường phố hoặc trong khuôn viên nhà với nhiệm vụ làm kiểng và tạo bóng mát. Lộc vừng rất được coi trọng trong giới bonsai – giới nghệ thuật cây cảnh bởi sự đa dạng trong giống cây và hình dáng độc đáo, mang tính thẩm mỹ cao.

Về khía cạnh ẩm thực, không phải tự nhiên mà lộc vừng còn được gọi là rau vừng. Thực chất, lá lộc vừng và đọt non của cây thường xuyên được thưởng thức như một loại rau ăn kèm với các món đồ cuốn. Hơn nữa, loại rau này còn có khả năng gia tăng mùi vị cho các món canh truyền thống, đặc biệt là canh chua. 

Về khía cạnh y học, các cơ sở đông y tận dụng rễ, hạt và vỏ cây lộc vừng trong việc điều chế thuốc. Bên cạnh đó, lộc vừng cũng được tin dùng trong lĩnh vực tây y khi được sử dụng để điều chế các loại thuốc có khả năng chống viêm, thuốc kháng sinh,…

Loại thứ ba là Cây Lộc Vừng Hoa Trắng hay Hồng
Lộc vừng mang nhiều lợi ích trong nhiều khía cạnh

Những thông tin khoa học thú vị về cây lộc vừng

cây lộc vừng không giữ nguyên một màu sắc khi non đến khi lớn. Lúc lá còn nòn thì có màu đỏ tía nhưng dần sẽ chuyển sang xanh đậm hơn. Lá của lộc vừng mềm và có vẻ ngoài bóng loáng thế nhưng ở mép lá có nhiều răng cưa kích thước nhỏ. Ngoài ra, hoa lộc vừng cũng có mùi thơm dễ chịu. Khoảng tháng 6 đến tháng 8 là thời gian nở lý tưởng của hoa và thu hút rất nhiều ong, bướm.

Cây này dù có kích thước lớn nếu trồng ở khu vực thoáng đãng nhưng lại được sử dụng nhiều trong nghệ thuật cây cảnh bonsai. Khi trồng trong chậu, cây này sẽ phát triển có mức độ và dễ dàng được uốn nắn để tạo ra các kiểu dáng cây đẹp mắt, độc đáo hơn.

Khả năng thích nghi của lộc vừng rất lớn, cây có thể phát triển tốt hầu hết ở các khí hậu. Đó là lý do mà có thể tìm thấy giống cây này ở các nước nhiệt đới nóng như Việt Nam, Lào, Campuchia cho đến những nơi ở khu vực Nam Á như Afghanistan hay Queensland. 

Ý nghĩa lộc vừng về mặt phong thủy

Ngay từ cái tên “lộc vừng” đã mang một ý nghĩa tích cực về mặt phong thủy. Từ “lộc” được cho là nằm trong 4 yếu tố anh, sung, tùng, lộc theo quan niệm phương Đông. Có thể hiểu “lộc” trong lộc vừng như sự thịnh vượng, giàu có mà loại cây này mang đến cho gia chủ. 

Theo quá trình phát triển, cây ngày càng xum xuê theo năm tháng thì càng được yêu thích. Điều này tượng trưng cho sự vượt bậc về mặt hưng thịnh và phước lành. Người ta tin rằng, trong lộc vừng trong sân sẽ giúp thành viên trong gia đình hòa thuận, gặt hái nhiều thành công về cả công việc và học tập. 

Gốc cây lộc vừng thuộc dạng to, chắc và đại diện cho sự bền vững, trường thọ, vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Sự kết hợp về hình dáng và màu sắc của chùm hoa lộc vừng cũng thể hiện tính đoàn kết, rực rỡ và viên mãn của gia chủ đối với cuộc sống. 

Với những lý do này, lộc vừng được những gia đình làm kinh doanh yêu thích và thường chọn trồng trong sân. Hằng ngày, lộc vừng sẽ hỗ trợ vận khí trong công việc và gia đạo được hanh thông. Còn khi đến mùa hoa nở, người ta thường sẽ chọn làm thời điểm để thực hiện các kế hoạch quan trọng vì tin rằng sẽ dễ đạt được thành quả và thành công lớn hơn.

Nên trồng cây lộc vừng ở đâu?
Là loại cây phong thủy tốt

 Có thể bạn quan tâm:

Tổng kết

Đó là tất cả những gì xoay quanh cây lộc vừng mà độc giả có hứng thú với loài cây này có thể tham khảo qua. Lộc vừng không phải là một giống cây quý hiếm, quá trình trồng và chăm sóc cũng đơn giản, hơn nữa lại mang đến nhiều yếu tố tích cực trong nhiều khía cạnh nên là một lựa chọn trang trí cho sân vườn đáng lưu ý.

Tin mới nhất

Tìm hiểu Đặc điểm của Cây Khế – Một Loài Cây Phổ Biến Ở Việt Nam

Cây Khế là một loài cây phổ biến ở Việt Nam, được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh...

Hướng Dẫn Phân Loại Cây Khế: Từ Khế Để Trồng Đến Khế Cảnh

Hướng Dẫn Phân Loại Cây Khế là một tài liệu hữu ích giúp bạn có thể phân biệt được...

Khám phá Công dụng của Cây Khế: Tại Sao Nó Là Quý?

Cây Khế là một loài cây phổ biến trong khu vực Đông Nam Á. Nó có nhiều công dụng...

Ý nghĩa của cây khế đối với đời sống của chúng ta là gì?

Cây Khế là một trong những biểu tượng phổ biến nhất của Đạo Phật. Nó được sử dụng để...

Dinh dưỡng có trong quả khế tốt cho sức khỏe như thế nào?

Tại sao dinh dưỡng có trong quả khế rất quan trọng cho sức khỏe của bạn? Đây là câu...

Đặc điểm của Cây Thông – Một Nhận Định Chi Tiết Chính Xác

Cây Thông là một loài cây phổ biến trong vườn đẹp, được sử dụng rộng rãi trong thiết kế...