Kỹ thuật trồng cây lộc vừng dành cho những ai mê cây cảnh

Trồng cây lộc vừng mới bứng ở nhà nhưng bạn chưa biết chăm sóc sao?  Vậy để có thể trồng cây lộc vừng mới bứng, chăm cây lộc vừng sống khỏe mạnh,..cần phải có những kỹ thuật gì và hiểu biết gì? Dưới đây là bài viết tổng hợp Kỹ thuật trồng cây lộc vừng của mình, chúc bạn có thể chăm sóc tốt cho lộc vừng mới trồng của mình nhé!

1. Những lưu ý trước khi bứng cây lộc vừng

1.1. Chú ý hướng mọc của cây

Đầu tiên, trước khi cách bứng cây lộc vừng, bạn nên chú ý đến hướng cây mọc.

Có thể bạn quan tâm:

Mặt nào, nhánh nào ở hướng Đông, nhánh nào ở hướng Tây thì khi di chuyển đến vị trí mới cần phải đặt đúng hướng đấy.

Do cây lộc vừng có lực từ trường tự nhiên rất mạnh nên nếu không giữ đúng hướng thì cây rất khó thích nghi ở môi trường mới.

1.2. Loại bỏ cành lá non và các cành thừa

Để dễ dàng di chuyển cây sang một vị trí mới cũng như tập trung các dưỡng chất cho cây thì bạn nên cắt bỏ các cành non, đọt non.

Nhặt bỏ ⅔ lá trên cây, cắt các cành tăm, cành khuất tán, cành nửa già nửa non.

Nếu bạn không loại bỏ chúng thì khi bứng cây lên và trồng ở vị trí mới, những cành lá này cũng sẽ bị héo và chết. Điều này sẽ gây lãng phí chất dinh dưỡng của cây.

Những lưu ý trước khi bứng cây lộc vừng
Những lưu ý trước khi bứng cây lộc vừng

1.3. Cắt tỉa phần rễ cây

Đây là phần lưu ý khá quan trọng mà bạn nên quan tâm đặc biệt.

Rễ của lộc vừng thuộc loại rễ chùm nhưng vẫn có rễ chính nên bạn cần tiến hành tỉa bớt những phần rễ xung quanh của cây cho gọn.

Bạn cần tỉa dứt khoát để không làm trầy xước rễ sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng bám đất của cây.

Đồng thời, bạn tuyệt đối không được cắt những chiếc rễ nhỏ li ti. Lý do là bởi chúng có khả năng bám đất rất nhanh, nhờ vậy mà sẽ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cây.

2. Kỹ thuật trồng cây lộc vừng mới bứng

Cây lộc vừng có thể được trồng trong môi trường ẩm ướt, như ở rìa sông, trong vườn. Căn bản lộc vừng thích nghi khá tốt. Ngoài ra, nó có thể chịu được ánh nắng mặt trời đầy đủ hoặc bóng râm 1 phần.

2.1. Chọn vị trí trồng cây

Sau khi đã hoàn thất công đoạn bứng cây lộc vừng, bạn cần tiến hành chọn vị trí để trồng cây. Bạn có thể chọn trồng cây trong chậu hoặc trồng trực tiếp trên đất sân vườn.

  • Đối với những cây lộc vừng trồng trong chậu thì bạn nên chọn chậu có lỗ thoát nước. Dù là loại cây thích các vùng đất ẩm ven sông hồ nhưng nó không thể chịu được úng nước.
  • Đối với những cây trồng trên đất sân vườn nên tránh chọn những nơi thấp trũng để trồng cây. Khi mùa mưa đến nước không thoát được sẽ khiến cây bị ngập nước gây úng.

Kỹ thuật trồng cây lộc vừng mới bứng
Kỹ thuật trồng cây lộc vừng mới bứng

2.2. Chuẩn bị đất trồng cây lộc vừng

  • Cây lộc vừng phát triển tốt nhất trong một vùng đất màu mỡ, ẩm ướt, thoát nước tốt.
  • Thích một vị trí trong ánh nắng mặt trời đầy đủ hoặc 1 phần.
  • Có khả năng chịu hạn khá tốt và rất chịu được các điều kiện nhiễm mặn và gió có muối.

Đất trồng cây lộc vừng mới bứng cần được bổ sung nhiều chất dinh dưỡng bằng cách trộn thêm trấu, xỉ than và một ít phân bón. Ngoài ra, bạn cần tưới nước để cấp ẩm cho đất một lượng vừa đủ. Tuyệt đối không nên tưới quá nhiều khiến cây bị úng và không tưới quá ít khiến cây bị khô.

2.3. Tiến hành đặt cây vào nơi trồng

Sau khi đã chọn được không gian, bạn sẽ đặt cây lộc vừng theo chiều thẳng đứng vào hố hoặc chậu cây và từ từ gỡ bầu của cây ra. Bạn phải đảm bảo bầu không bị vỡ vì sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển của cây.

Bầu cây tại Vườn ươm số 1 với đầy đủ chất dinh dưỡng. Khi bạn trồng thì chỉ cần đặt vào lô đất mới. Vì rễ vẫn được nằm trong bàu đất cũ nên sẽ không bị lạ đất mà chết. Nâng cao tỷ lệ sống lên nhiều lần.

Tiến hành đặt cây vào nơi trồng
Tiến hành đặt cây vào nơi trồng

Có thể bạn quan tâm:

2.4. Sử dụng trụ đỡ để cố định cây

Sau khi đã trồng cây xuống đất, bạn nên sử dụng các trụ gỗ chống xuất đất nhằm cố định thân cây tránh cây bị lung lay khi có gió lớn. Vì cây mới trồng, rễ chưa bám chắc vào đất nên dễ bị gió mạnh làm nghiêng đổ.

Ở đây bạn nên lưu ý đường kính thân cây một chút để chọn trụ đỡ cho phù hợp.

2.5. Sử dụng thuốc kích thích mọc rễ để cây phát triển

Với cách chăm sóc cây lộc vừng mới bứng, bạn không nên sử dụng phân bón hóa học vì cây chưa cần quá nhiều nguồn dinh dưỡng. Nếu bạn sử dụng sẽ khiến rễ bị thối do rễ không hấp thụ được.

Bạn chỉ cần sử dụng thuốc kích thích mọc rễ để rễ cây phát triển mạnh và bám chắc vào đất.

3. Hướng dẫn cách chăm sóc cây lộc vừng mới bứng

Đặt cây ở nơi có ánh sáng vừa đủ

Đối với những cây mới bứng nên đặt ở vị trí râm mát và tránh để cây tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời hay quá thiếu sáng.

Khi cây bắt đầu nhú chồi non và ra lá mới thì nên di chuyển cây tới nơi có nhiều nắng hơn để cây phát triển.

Chú ý tưới nước và cấp ẩm cho cây

Đây là hai yếu tố quan trọng giúp cây nhanh chóng ra rễ và nhú chồi non.

Bạn cần tưới lượng nước vừa đủ cho cây mỗi ngày và đảm bảo cây luôn giữ được độ ẩm.

4. Các loại bệnh trên cây lộc vừng

Một số bệnh thường gặp ở lộc vừng là:

  • Dịch tuyến trùng
  • Sâu đục thân (Nguy hiểm) 
  • Sâu ăn lá (Ít gặp)
  • Rệp (Ít gặp)

Hy vọng bài viết hôm nay đã cung cấp cho bạn thêm những kỹ thuật trồng cây lộc vừng mới bứng, cách chăm sóc cây lộc vừng hiệu quả nhất. Chúc bạn thành công trong việc chăm sóc những cây trồng lộc vừng của mình bằng các kỹ thuật trồng cây lộc vừng này nhé!

Tổng hợp: caycanh247.com

Tin mới nhất

Tìm hiểu Đặc điểm của Cây Khế – Một Loài Cây Phổ Biến Ở Việt Nam

Cây Khế là một loài cây phổ biến ở Việt Nam, được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh...

Hướng Dẫn Phân Loại Cây Khế: Từ Khế Để Trồng Đến Khế Cảnh

Hướng Dẫn Phân Loại Cây Khế là một tài liệu hữu ích giúp bạn có thể phân biệt được...

Khám phá Công dụng của Cây Khế: Tại Sao Nó Là Quý?

Cây Khế là một loài cây phổ biến trong khu vực Đông Nam Á. Nó có nhiều công dụng...

Ý nghĩa của cây khế đối với đời sống của chúng ta là gì?

Cây Khế là một trong những biểu tượng phổ biến nhất của Đạo Phật. Nó được sử dụng để...

Dinh dưỡng có trong quả khế tốt cho sức khỏe như thế nào?

Tại sao dinh dưỡng có trong quả khế rất quan trọng cho sức khỏe của bạn? Đây là câu...

Đặc điểm của Cây Thông – Một Nhận Định Chi Tiết Chính Xác

Cây Thông là một loài cây phổ biến trong vườn đẹp, được sử dụng rộng rãi trong thiết kế...