Công dụng của cây trầu bà và giá trị của nó trong đời sống

Công dụng của cây trầu bà là gì là câu hỏi đặt ra đầu tiêu trước khi quyết định mua cây trầu bà của rất nhiều người. Ngoài những công dụng nổi bật của chúng, bạn đã khám phá hết được những công dụng của cây trầu bà mà chúng đem lại chưa?

Đến với bài viết hôm nay, mình sẽ giới thiệu những công dụng của cây trầu bà cũng như cách chăm sóc để sở hữu chậu trầu bà tuyệt đẹp nhất nhé.

Giới thiệu về cây trầu bà

Cây trầu bà còn được gọi với nhiều tên gọi khác như Thạch Cam Tử, Ma quỷ đằng. Giống cây này thuộc loài cây thân cỏ và có tuổi thọ cao nên rất được mọi người ưa chuộng để trang trí văn phòng, nhà ở hoặc khách sạn…

Người ta đặt tên cho chúng là cây trầu bà bởi hình dạng giống với cây trầu với lá hình trái tim, hoa hình mo. Cây này sinh trưởng dạng thân leo nên mọi người thường trồng chúng trong giỏ treo. Từ đó giúp cho không khí ngôi nhà, văn phòng trở nên thoáng đãng và tinh tế hơn.

Giới thiệu về cây trầu bà
Giới thiệu về cây trầu bà

Công dụng của cây trầu bà

Công dụng của cây trầu bà rất nhiều và rất có lợi cho sức khỏe của chúng ta. Vì vậy hãy cùng mình tìm hiểu chi tiết những tác dụng của cây trầu bà ngay dưới đây nhé.

Với vẻ ngoài xanh mát, tươi tắn. Lựa chọn cây trầu bà để bàn thì thật tuyệt vời, hoàn hảo, tạo sự thu hút, xanh tươi cho không gian.

Theo chia sẻ của các nhà khoa học nghiên cứu Mỹ đã chỉ ra rằng “Cứ 10m2 diện tích phòng bạn nên đặt 1 cho tới 2 loại cây để giúp môi trường xung quanh được trong lành và thanh lọc không khí”. Trong số những loài cây khuyên dùng thì cây trầu bà được các giới chuyên gia tin dùng nhất.

Loại cây này được phong cho danh hiệu là nhà vô địch hút khí độc trong số những loại cây nội thất. Nó có thể hút đi những khí độc thải ra từ bức xạ từ các thiết bị di động, khói thuốc,… Bên cạnh tác dụng của cây trầu bà là hút khí độc siêu việt thì đây còn là vị thuốc quý từ xa xưa được ông bà ta tin tưởng trong việc chữa trị bệnh thận.

1. Cây trầu bà có tác dụng hút khí độc

Tác dụng của cây trầu bà lớn nhất chính là khả năng hút khí độc thải ra từ bức xạ của những thiết bị di động, lọc không khí hiệu quả, khói thuốc.

Vị thuốc này được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền bởi hiệu quả tuyệt vời mà cây đã đem lại. Một điểm ấn tượng không thể bỏ qua khi nhắc tới cây trầu bà chính là nó chúng đem tới cho gia chủ nhiều tài lộc, giúp họ tránh được nhiều điều thị phi trong cuộc sống.

Đây cũng chính là lý do mà cây trầu bà được xem như là cây tiền tài. Cây trầu bà chứa ẩn một vẻ đẹp tinh tế mà không kém phần sang trọng nên được nhiều người quản lý, nhà lãnh đạo yêu thích và lựa chọn chúng.

Họ thường sử dụng công dụng cây trầu bà trong việc trang trí văn phòng, nhà ở của mình để góp phần thể hiện ý chí vươn lên đỉnh cao của bản thân. Từ đó giúp công ty ngày càng thăng tiến và vươn xa hơn nữa.

Công dụng của cây trầu bà
Công dụng của cây trầu bà

2. Công dụng cây trầu bà về mặt phong thủy

Tác dụng của cây trầu bà không chỉ thể hiện trong việc bảo vệ sức khỏe con người mà chúng còn đem tới nhiều may mắn, tiền tài và bình an. Với vẻ đẹp sang trọng, uy quyền của cây trầu bà đế vương, toát lên một tinh thần vua đế, quyền uy.

Bên cạnh đó, trầu bà giúp gia chủ tránh xa được những điều không may mắn, xui xẻo, thị phi trong cuộc sống hàng ngày.

Cây trầu bà có độc không?

Ngoài vô vàn tác dụng hữu ích cây trầu bà đem lại, thì lá và thân cây trầu bà có chứa thành phần Calcium oxalate. Đây là chất gây nên bệnh tiêu chảy và buôn nôn, gây bỏng rát niêm mạc nhẹ nếu ăn phải chúng.

Khi trồng cây trầu bà trong khuôn viên nhà của mình và có trẻ nhỏ thì hãy nhắc nhở và để xa tầm tay của chúng để tránh gây ra những tổn thương đáng tiếc. Tuy vậy những so với những tác dụng của cây trầu bà đem lại thì đây là loại cây xanh rất hữu ích trồng trong nhà.

Cây trầu bà có độc không?
Cây trầu bà có độc không?

Chăm sóc đúng cách để phát huy tối đa tác dụng của cây trầu bà

Hãy thường xuyên tưới nước và bón phân cho cây với liều lượng đầy đủ để cây có thể phát triển một cách tốt nhất nhé. Hãy áp dụng những bước chăm sóc chi tiết để công dụng cây trầu bà được phát huy tốt nhất nhé.

Trầu bà là một giống cây ưa bóng nên bạn hãy đặt chúng tại những vị trí râm mát, có ánh sáng Mặt trời tự nhiên hoặc những nơi có mái che. Bởi nếu không cây sẽ dễ bị cháy lá và dẫn tới chết.

Các bạn không nên đặt giỏ cây trầu bà tại vị trí sát cửa kính. Hàng tuần nên đem chúng ra ngoài trời phơi nắng 1 lần vào thời điểm sáng sớm. Nhiệt độ để cây phát triển tốt nhất nằm trong khoảng từ 15 độ C tới 30 độ C.

Trong quá trình trồng cây trầu bà bạn không cần phải sử dụng nhiều phân bón nên thỉnh thoảng bạn chỉ cần tiến hành hoà tan 1 chút phân bón lá tưới cho cây là được.

Các bạn có thể sử dụng một lượng nhỏ thuốc bảo vệ thực vật để ngăn ngừa cũng như trừ bệnh cho cây trầu bà. Ngoài ra, bạn cũng phải thường xuyên nhặt bỏ đi những lá vàng và thay nước cho cây để giúp chúng luôn trong trạng thái khoẻ mạnh và sinh trưởng tươi tốt hơn.

Như vậy là chúng ta đã cùng nhau giải đáp công dụng của cây trầu bà cũng như là những cách chăm sóc để cây luôn khỏe mạnh rồi. Qua bài viết này, mình hy vọng bạn có thể tự tay trồng cho mình những cây trầu bà khỏe mạnh, xanh tốt ngay tại sân vườn nhà mình nhé. Chúc bạn thành công!

Tin mới nhất

Tìm hiểu Đặc điểm của Cây Khế – Một Loài Cây Phổ Biến Ở Việt Nam

Cây Khế là một loài cây phổ biến ở Việt Nam, được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh...

Hướng Dẫn Phân Loại Cây Khế: Từ Khế Để Trồng Đến Khế Cảnh

Hướng Dẫn Phân Loại Cây Khế là một tài liệu hữu ích giúp bạn có thể phân biệt được...

Khám phá Công dụng của Cây Khế: Tại Sao Nó Là Quý?

Cây Khế là một loài cây phổ biến trong khu vực Đông Nam Á. Nó có nhiều công dụng...

Ý nghĩa của cây khế đối với đời sống của chúng ta là gì?

Cây Khế là một trong những biểu tượng phổ biến nhất của Đạo Phật. Nó được sử dụng để...

Dinh dưỡng có trong quả khế tốt cho sức khỏe như thế nào?

Tại sao dinh dưỡng có trong quả khế rất quan trọng cho sức khỏe của bạn? Đây là câu...

Đặc điểm của Cây Thông – Một Nhận Định Chi Tiết Chính Xác

Cây Thông là một loài cây phổ biến trong vườn đẹp, được sử dụng rộng rãi trong thiết kế...