Cây trầu bà phong thủy nên được chăm sóc như thế nào?

Cây trầu bà được biết đến chính xác là một cây thủy sinh, sinh ra và phát triển với mục đích thanh lọc không khí và mang đến nhiều tài lộc cho gia chủ về mặt phong thủy. Đó là lý do mà khi hiểu biết về loài cây này thì nhất định sẽ chuẩn bị một vài cây đặt trong nhà nhằm mang lại sinh khí thịnh vượng cho không gian sống, sinh hoạt. Vậy cùng tìm hiểu tất cả mọi thứ về loài cây này để biết cách áp dụng.

Nguồn gốc của cây trầu bà

Trên thực tế, loài cây này được gọi bằng rất nhiều cái tên, gọi là trầu bà vàng, vạn niên thanh leo, Hoàng Tam Điệp, Thạch Cam Tử hay còn gọi là sắn dây hoàng kim. Mỗi vùng miền lại gọi chúng bằng một cái tên riêng. Loài cây này khá nổi tiếng trên thế giới, không chỉ tại Việt Nam, cây trầu bà theo phiên âm tiếng anh là Pothos và được đưa vào nghiên cứu với tên gọi là Epipremnum aureum. 

Theo nghiên cứu sinh vật học thì đây là thực vật thuộc họ Ráy (Araceae), đại diện cho cách gọi của một thực vật có hoa, hình dạng biết đến là cây thân thảo, dây leo và nhìn tổng quát khá giống cây trầu nên mọi người có thể dễ dàng nhận ra. Vì những ưu điểm trong đặc tính của cây mà rất nhiều người sử dụng chúng như một cây cảnh để làm đẹp, làm không khí trong lành cùng thu hút vượng khí tốt vào nhà,

Mỗi một cây trầu bà đều mang lại tác dụng vô cùng lớn cho không gian trông cây nên trong các căn hộ người ta thường dành mảnh vườn nhỏ để trồng trầu bà. Hay với những không gian hẹp thì trồng cây theo dạng treo trên giàn hoa. Mặc dù giá trị loài cây này mang lại là rất lớn nhưng giá thành vô cùng hợp lý, chỉ trong khoảng dưới 500.000 vnđ tùy vào từng giá trị của cây.

Trên thực tế cây trầu bà rất được yêu thích và độ phổ biến rộng
Trên thực tế cây trầu bà rất được yêu thích và độ phổ biến rộng

Đặc điểm nhận biết về cây trầu bà

Như đã đề cập ở trên, loài cây này mọc dưới dạng dây leo nên cần biết để có thể chăm sóc đúng cách. Vì thân cây trầu bà rất mềm, dài, mỏng và mọc không theo một hướng xác định, dạng buông thả nên chỉ có thể trồng cây dưới dạng dây leo. 

Cây có thân và lá toàn bộ đều là màu xanh lá, cây có hoa nhưng hoa sẽ mọc theo từng cụm nhỏ, hình mo và cuốn ngắn. Nhưng hoa trầu bà rất hiếm thấy nên với các tên gọi của cây cũng không đề cập đến hoa mà còn gọi là dây trầu bà. 

Để nhận biết về loài cây này vô cùng đơn giản vì lá cây khá nổi bật với hình thái là những chiếc lá đơn dạng giống như hình trái tim. Xét mức độ từ dưới gốc cây lên ngọn cây, lá trầu bà sẽ hẹp và thon dài dần từ dưới lên trên. Đặc biệt là trên những phiến lá trầu bà thường sẽ có các hình đốm tùy từng laoij mà có thể màu vàng hoặc trắng. 

Để biết cách chăm sóc cây trầu bà cần nắm bắt đặc điểm sinh trưởng của loài cây này. Cụ thể cây là một thực vật ưa nước, tần suất trong ngày cây hút nước khá nhiều. Chính vì vậy mà trong một số gia đình, cây được trồng ngay trong châu nước. Có thể hoàn toàn yên tâm là cây sẽ không bị úng nước và thối rễ trong môi trường nước quá nhiều.

Đặc điểm đặc trưng dễ nhận biết của trầu bà
Đặc điểm đặc trưng dễ nhận biết của trầu bà

Công dụng cây trầu bà mang lại

Theo nghiên cứu về mặt vật lý học thì cây trầu bà trong thiên nhiên sẽ mang đến cho không gian trồng cây một sinh khí dồi dào vì cây có chức năng thanh lọc phân tử, bụi bẩn trong không gian sống. Đồng thời thực tế chứng minh rằng loài cây này có thể chữa được bệnh thận theo cách nói của Đông Y, một dạng cây thuốc Việt Nam.

Chính vì vậy mà cho dù không gian sống nhỏ hẹp hay to lớn thì chỉ cần có sự hiện diện của trầu bà thì mọi người sinh sống và làm việc trong môi trường đó sẽ cảm thấy thoải mái và vô cùng thư giãn. Đặc biệt trong thành phần của loài cây này có chất kích thích hút và tiêu hủy những chất độc hại trong tự nhiên. Cụ thể là các khí tức xấu hay bức xạ đến từ các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính,…

Sinh động với trầu bà dạng treo giàn
Sinh động với trầu bà dạng treo giàn

Ý nghĩa phong thủy của cây trầu bà

Dựa vào đặc tính dễ sinh trưởng và phát triển của loài cây này trong mọi điều kiện môi trường khác nhau đại diện cho sự phát triển thịnh vượng và không ngừng phát triển, tiến về phía trước, tài lộc sinh sôi, nảy nở. Vì cây rất dễ để trồng, hầu như ai cũng có thể trồng được nên mang một ý nghĩa tượng trưng là sự thuận lợi trăm bề. 

Cây trầu bà mang nặng về yếu tố phong thủy nên nếu xét về nhân tố này thì sẽ cần biết đến mệnh tuổi nào mới hợp với loài cây này để trồng cho đúng cách. Cụ thể người có mệnh mộc và thủy là hai mệnh tương sinh đồng thời rất hợp đối với việc trồng trầu bà. Những người sở hữu mệnh này nên tận dụng và nuôi dưỡng loài cây này để tăng vượng khí cho gia đình và bản thân. 

Đặc biệt mệnh thủy có thể chọn cây nuôi dưỡng trong nước. Người mệnh kim sẽ hợp nhất với cây có màu xanh và màu đen. Đối với những người có mệnh thổ sẽ tốt nhất nếu chọn chậu cây trầu bà có màu đỏ, cam và tím. Và còn lại là người mệnh hỏa không cần phải cân nhắc đặc điểm vì bản thân khá hợp với loài cây này.

Hai hình thức canh trồng và nuôi dưỡng dành cho loài cây nàyHai hình thức canh trồng và nuôi dưỡng dành cho loài cây này
Hai hình thức canh trồng và nuôi dưỡng dành cho loài cây này

Hướng dẫn cách nuôi dưỡng cây trầu bà

Muốn sở hữu một chậu trầu bà tươi tốt và phát huy được tất cả công dụng thì cần có sự hiểu biết rõ ràng về cách thức nuôi trồng cây. Dưới đây là chia sẻ đầy đủ nhất về cách trồng cũng như chăm sóc cây.

Cách trồng cây trầu bà đơn giản

Loài cây này có đặc tính sinh tồn khá mạnh và có sự dẻo dai và bền bỉ nên ai cũng có thể trồng được mà không đòi hỏi quá cao về mặt kỹ thuật. Có hai dạng trồng cây để mọi người chọn lựa, đó là trồng thủy sinh và trồng đất. 

Đối với trồng đất chỉ cần chọn đất tơi xốp và có đủ độ ẩm, sau đó tiến hành cấm rễ cây vào đất, sau đó tưới nước và chăm sóc. Cây trồng trong môi trường thủy sinh cũng khá đơn giản, chỉ cần lấy một bình nước sạch và bỏ trầu bà vào sao cho rễ ngấm đủ nước và thường xuyên thay nước.

Cách chăm sóc cây trầu bà tươi tốt

cây trầu bà thích nghi rất tốt trong mọi môi trường nên sẽ có sự phân hóa thành hai loại môi trường sống, đó là sống ngoài trời và sống trong nhà. Đối với các chậu trầu bà sống ngoài trời thì cần phải đặt ở những vị trí có bóng râm để tránh sự tiếp xúc quá trực tiếp với ánh sáng xấu của mặt trời. Với cây sống trong đất một tuần sẽ tưới nước 1 hoặc 2 lần và cây sống thủy sinh nên thay nước 1 tuần 1 lần.

Đối với cây được đặt trong nhà với môi trường trong mát nhưng cần đặt ở nơi có chiếu sáng tự nhiên để cây quang hợp. Và tranh thủ cho cây ra phơi bên ngoài để có đủ ánh sáng. Tần suất để tưới cây cũng tương tự như cây đặt ngoài trời. 

Trồng cây muốn tốt phải biết rõ cách lựa chọn, trồng và chăm sóc
Trồng cây muốn tốt phải biết rõ cách lựa chọn, trồng và chăm sóc

Có thể bạn quan tâm:

Cây trầu bà là loài thực vật có sức sống bền bỉ và có thể thích nghi nhanh với mọi điều kiện môi trường nên rất dễ trồng và chăm sóc. Cách thức chăm sóc hiệu quả hay không sẽ dựa vào sự hiểu biết của người trồng về loại cây này. Hy vọng những thông tin khá đầy đủ trong bài viết trên sẽ tạo nhiều cơ hội để mọi người có thể thử sức với giống cây may mắn này.

Tin mới nhất

Tìm hiểu Đặc điểm của Cây Khế – Một Loài Cây Phổ Biến Ở Việt Nam

Cây Khế là một loài cây phổ biến ở Việt Nam, được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh...

Hướng Dẫn Phân Loại Cây Khế: Từ Khế Để Trồng Đến Khế Cảnh

Hướng Dẫn Phân Loại Cây Khế là một tài liệu hữu ích giúp bạn có thể phân biệt được...

Khám phá Công dụng của Cây Khế: Tại Sao Nó Là Quý?

Cây Khế là một loài cây phổ biến trong khu vực Đông Nam Á. Nó có nhiều công dụng...

Ý nghĩa của cây khế đối với đời sống của chúng ta là gì?

Cây Khế là một trong những biểu tượng phổ biến nhất của Đạo Phật. Nó được sử dụng để...

Dinh dưỡng có trong quả khế tốt cho sức khỏe như thế nào?

Tại sao dinh dưỡng có trong quả khế rất quan trọng cho sức khỏe của bạn? Đây là câu...

Đặc điểm của Cây Thông – Một Nhận Định Chi Tiết Chính Xác

Cây Thông là một loài cây phổ biến trong vườn đẹp, được sử dụng rộng rãi trong thiết kế...