Cây tầm gửi có công dụng gì trong đông y mà quý như vậy?

Cây tầm gửi có lẽ không còn xa lạ với những người làm thầy thuốc Phương Đông, bởi lẽ nó là một vị thuốc không thể thiếu trong đời sống hàng ngày và trong các bài thuốc trị bệnh. Thật vậy, ngày nay khoa học phát triển đã nghiên cứu và chỉ ra những công dụng thần kỳ của những bài thuốc kết hợp với tầm gửi. Nếu bạn đang mắc phải các chứng bệnh như sau, vậy không nên bỏ qua tầm gửi.

Cây tầm gửi là gì?

Cây tầm gửi là một loài thực vật không có thân, sống kí sinh lên những loài cây khác để vươn mình đón ánh sáng. Nó thường leo bám trên mặt thân các cây gỗ lớn như mít, nhãn, bưởi,.. Là một loài cây nhỏ, các nhánh non màu vàng không lông và có bì trắng.

Lá cây rất đẹp, mọc đối xứng và có hình mác. Lá cây lúc còn non có lông nhẹ ở gân. Mặc dù sống kí sinh trên những thân cây khác nhưng nó hoàn toàn có khả năng tự quang hợp. Chỉ là dinh dưỡng mà nó sử dụng là lấy từ vật chú mà nó bám vào.

Rễ cây thuộc loại rễ mút, như vậy nó sẽ bám nhiều nhánh nhỏ vào trong vật chủ vô cùng chắc chắn. Nó trực tiếp hút dinh dưỡng từ vật chủ để tự nuôi sống bản thân mình. Ở những cánh rừng nhiệt đới, loài cây này xuất hiện rất nhiều, chúng leo lên vật chủ để đón nắng cho mình.

Cây có hoa đơn tính và hoa lưỡng tính, có màu xanh ở các viền ngoài và màu đỏ đậm ở bên trong và riêng mỗi bông sẽ có 4 nhị hoa. Cây ra hoa vào khoảng tháng 8 đến tháng 9 và kết quả từ tháng 10 đến tháng 11.

Cây tầm gửi sống ký sinh ở cây gạo
Cây tầm gửi sống ký sinh ở cây gạo

Cây tầm gửi dùng trong bệnh gì?

Cây tầm gửi từ xa xưa đã được ông cha ta xem như là một bài thuốc trân quý lâu đời, không thể vắng mặt trong các bài thuốc dân gian. Ngày nay, việc sử dụng tầm gửi trong các phương thuốc đã không còn xa lạ.

Cây tầm gửi điều trị nhiều bệnh, từ các căn bệnh đơn giản cho đến các căn bệnh mãn tính lâu ngày. Đặc biệt là huyết áp. Đây là một trong những bệnh vô cùng phổ biến ở Việt Nam và các nước Châu Á.

Cây tầm gửi có vị đắng, tính bình, được trồng tại nhiều nơi trên lãnh thổ nước ta. Tại châu á, loài cây này có phân bố ở Trung Quốc, Việt Nam và các nước nhiệt đới khác ở Đông Nam Á như Thái Lan, Campuchia hay Miến điện.

Riêng ở Việt Nam, cây tầm gửi thường mọc nhất là ở trong những cánh rừng nhiệt đới và ký sinh, bám vào các cây gỗ lớn. Đặc biệt ở một số tỉnh thành như Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội hay Quảng Trị, Thừa Thiên và Đà nẵng. Tại khu vực phía nam, có thể kể tới các tỉnh thành tiêu biểu là  Lâm Ðồng, Ninh Thuận.

Loài cây này cho thu hái toàn cây, tức là bạn có thể sử dụng tất cả các bộ phận của nó trong bài thuốc trị bệnh và kể cả trong cuộc sống hàng ngày và thu hoạch quanh năm. Nó thường được thu gom và phơi khô. Khi bảo quản, bạn cần để nơi khô ráo, thoáng mát và tránh khu vực nắng trực tiếp.

Tầm gửi phát triển phổ biến ở Đông nam Á
Tầm gửi phát triển phổ biến ở Đông nam Á

Có 2 loài cây tầm gửi chính

Cây tầm gửi vì có khả năng mọc trên các loại cây khác nhau nên nó cũng sẽ có nhiều loài. Trong đó, người ta thường chia tầm gửi thành các cây con theo đặc tính của nó bám, kí sinh lên vật chủ. Có thể kể đến nhiều loại khác nhau, tiêu biểu như là:

Tầm gửi trên cây dâu

Cây tầm gửi trên cây dâu thường được sử dụng trong đông y với phương thuốc  điều trị bệnh với tên thuốc là tang kí sinh. Kí sinh lên cây dâu, bản chất vật chủ cũng không quá to lớn như những cây thân gỗ, cho nên loài này có kích cỡ rất nhỏ, kí sinh lên những cây dâu khỏe mạnh. Như vậy, nó cũng phân bố theo nơi trồng trọt của cây dâu và nơi cây dâu phát triển.

Tầm gửi kí sinh cây dâu có rất nhiều công dụng khác nhau trong y học, mà thường được các thầy thuốc đông y dùng để điều trị các bệnh liên quan đến phong thấp, đau mỏi, sưng đau gân cốt, cột sống.

Trong y học Trung Quốc, một nền y học vô cùng lâu đời và nghiên cứu rất kỹ về tầm gửi, các thầy lang của quốc gia này cho rằng nó còn có tác dụng kích thích tái tạo tế bào máu, giúp dưỡng thai ở phụ nữ điều trị được các căn bệnh có tính mãn tính. Ngoài ra, nó cũng được dùng điều trị các bệnh liên quan đến trẻ nhỏ.

Trong thí nghiệm khoa học được thực hiện gần đây, người ta chu được các tác dụng dược lí khi được thử nghiệm tầm gửi trên động vật. Một lượng cao lỏng tầm gửi có tác dụng làm hạ huyết áp, giúp ngủ sâu, thư giãn và dễ đi vào giấc ngủ.

Tầm gửi kí sinh lên vật chủ
Tầm gửi kí sinh lên vật chủ

Cây tầm gửi trên cây gạo

Là một loài khác của Tầm gửi, nó có vị ngọt nhẹ cũng một chút đắng. Như loài của mình thì cây này cũng vẫn giữ được tính bình. Y học phương đông chỉ ra loại tầm gửi này có khả năng bồi bổ và nâng cao sức khỏe cho người dùng.

Có công dụng bổ thận, giải nhiệt, giải độc và tăng cường sức mạnh gân cốt và tiêu viêm. Cũng được sử dụng trong các căn bệnh về mãn tính, liên quan đến huyết áp, đường huyết và xương khớp do lao động nặng hoặc sức khỏe yếu.

Ngày nay, dù y học và khoa học kỹ thuật phát triển, nhưng vẫn khó có thể tìm thấy những thành phần có tính tự nhiên như loài cây này để điều trị các căn bệnh liên quan. Y học hiện đại đã chứng minh trong cây tầm gửi gạo còn có khả năng ngăn ngừa hình thành sỏi thận do thói quen sinh hoạt không khoa học, dễ tích tụ canxi. 

Ngoài ra, nó còn có tác dụng giúp chống oxy hóa, giúp bảo vệ hệ thống tim mạch và giảm các nguy cơ gây ra chứng đột quỵ cho người lớn tuổi. Một thí nghiệm đã diễn ra và chứng minh loài cây này còn có công dụng trong việc điều hòa hệ miễn dịch ở người.

Tầm gửi ký sinh trên cây gạo
Tầm gửi ký sinh trên cây gạoTầm gửi ký sinh trên cây gạo

Những bài thuốc thường gặp

Tầm gửi được sử dụng rất nhiều trong y học phương đông. Trong đó, người ta nhận ra các vai trò liên quan đến điều hòa máu, an thần và giảm stress giúp ngủ sâu hơn từ nó. Vì vậy, có những bài thuốc đặc thù để điều trị các tình trạng bệnh khác nhau.

Chữa đau bụng và động thai

Sử dụng 60 gram tầm gửi trên cây dâu, cao ban long từ loài hươu, được sử dụng với 20 gam, nước dứa, rau ngải diệp 3 chén khoảng 600 ml nước cốt. Sau khi sắc thuốc chỉ thu được 1 chén 200ml, chia thành nhiều lần trong ngày để sử dụng. Không nên uống nhiều hơn.

Giúp giảm huyết áp

Bạn sử dụng 16 gam tầm gửi dâu, kết hợp cùng một số loại thảo mộc khác như chi tử, câu đằng, mã đề, ngưu tất và ý dĩ đều 12 gam mỗi loại.  Bạn cần sử dụng thêm 2 loại thảo dược nữa là mã đề nước, xuyên khung mỗi vị đều 8 gam và sắc uống mỗi ngày.

Cây tầm gửi trong chữa thấp khớp

Bán sử dụng 12g, đảng sâm (một loài thuộc họ sâm) với khoảng 20g, củ mài khoảng 16g, kê huyết đằng, tử sâm, cùng thu, xích thược, rễ cây địa hoàng đã qua chế biến, , kim cang, bao kim, xuyên khương, xuyên độc hoạt,  cây đỗ trọng và sử dụng mỗi loại đều 12 gram. Dùng với 12g ngưu tất và 8g nhục quế để sắc uống.

Những công dụng thần kỳ giúp tầm gửi ngày một có giá trị
Những công dụng thần kỳ giúp tầm gửi ngày một có giá trị

Có thể bạn quan tâm:

Lời kết

Cây tầm gửi có nhiều loại khác nhau, trong đó, chúng đều có khả năng điều trị các căn bệnh đặc thù rất tốt. Đặc biệt giúp điều trị và giúp an thần, giảm đau nhức, trị các bệnh mãn tính dai dẳng. 

Tin mới nhất

Tìm hiểu Đặc điểm của Cây Khế – Một Loài Cây Phổ Biến Ở Việt Nam

Cây Khế là một loài cây phổ biến ở Việt Nam, được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh...

Hướng Dẫn Phân Loại Cây Khế: Từ Khế Để Trồng Đến Khế Cảnh

Hướng Dẫn Phân Loại Cây Khế là một tài liệu hữu ích giúp bạn có thể phân biệt được...

Khám phá Công dụng của Cây Khế: Tại Sao Nó Là Quý?

Cây Khế là một loài cây phổ biến trong khu vực Đông Nam Á. Nó có nhiều công dụng...

Ý nghĩa của cây khế đối với đời sống của chúng ta là gì?

Cây Khế là một trong những biểu tượng phổ biến nhất của Đạo Phật. Nó được sử dụng để...

Dinh dưỡng có trong quả khế tốt cho sức khỏe như thế nào?

Tại sao dinh dưỡng có trong quả khế rất quan trọng cho sức khỏe của bạn? Đây là câu...

Đặc điểm của Cây Thông – Một Nhận Định Chi Tiết Chính Xác

Cây Thông là một loài cây phổ biến trong vườn đẹp, được sử dụng rộng rãi trong thiết kế...