Đặc điểm cây nha đam
Cây nha đam có nguồn gốc từ Trung Cận Đông, có thân mọng nước gần giống với các loại xương rồng trên sa mạc, với tên khao học là Aloe Vera thuộc họ Asphodelaceae.
Có thể bạn quan tâm:
- Cây nha đam có tác dụng gì? Góc giải đáp thắc mắc bạn đọc
- Cách trồng cây nha đam đơn giản, dễ áp dụng cho nhà vườn
- Hoa cây nha đam có ý nghĩa gì? Nha đam ra hoa tốt không?
Ở Việt Nam cây nha đam còn được biết đến với các tên khác như: Lô hội, Lao vỹ, La hội hay Tượng can,… là loại cây dùng làm cảnh rất đẹp, mà còn có khả năng thanh lọc không khí tốt và cũng có ý nghĩa phong thủy mang lại may mắn, tài lộc cho gia chủ.
Nha đam là loại cây rất dễ trồng, dễ chăm sóc, ít sâu bệnh, với gốc và thân ngắn, lá không có cuống, to, dày, mọng nước, cùng màu xanh rất đẹp mắt, mép lá có răng cưa, mọc dày ở phần gốc. Hoa nha đam khi ra dài đến 1 mét, có màu đỏ hoặc vàng, mọc thành cụm, dài đến 1m, mọc đứng lúc non, khi nở rủ xuống, hoa kết thành hình pháo hoa rất đẹp và lạ mắt.
Lá nha đam mọc từ gốc cây, dày, mọng nước và có gai mềm ở mép. Nha đam phát triển thanh, thường cần 3-4 năm để đạt kích thước tối đa. Khi trưởng thành, nha đam có thể cao 30-60 cm và nở hoa vào cuối xuân hoặc đầu hè.
Tác dụng của cây nha đam
Cây nha đam không những được mọi người biết đến là một loại cây cảnh, mà còn là một vị thuốc, nha đam còn có tác dụng thanh lọc không khí, hấp thụ các khí độc hại, giải phóng oxi làm cho bầu không khí được trong lành hơn. Nó còn có khả năng hút bụi bẩn và tiêu diệt các loại vi khuẩn trong không khí.
Nha đam có tác dụng làm đẹp, phòng ngừa lão hóa, giúp kháng viêm, làm thuốc sát khuẩn, giảm đau, rất tốt cho dạ dày và đường ruột.
Nha đam có ý nghĩa đặc biệt trong phong thủy như may mắn, tài lộc, xua đuổi những điều không tốt cho gia đình. Nên được nhiều người quan tâm trồng trong sân vườn, ban công nhà để hổ trợ phong thủy và mang đến những điều tốt lành cho gia chủ.
Ý nghĩa phong thủy cây nha đam
Cây nha đam có tác dụng hút tài lộc, thịnh vượng cho gia chủ, sức sống của cây nha đam giúp sản sinh ra sự may mắn, làm cho không gian xung quanh nhà luôn tràn ngập sức sống, giúp cho công việc kinh doanh và phát triển bản thân của gia chủ
Các chuyên gia khuyên bạn nên trồng một chậu cây nha đam nhỏ trong phòng ngủ vì nó giúp mang đến giấc ngủ ngon. Cây xanh này giúp giải tỏa căng thẳng và áp lực trong công việc nên đặt một chậu cây trên bàn làm việc, màu xanh giúp kích thích tinh thần làm việc và đem lại cảm giác thoải mái và dễ chịu.
Theo phong thủy, cây nha đam thuộc mệnh Mộc tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng, nó mang đến vượng khí cho bản thân và gia chủ. Khi nhìn thấy cây nha đam nở hoa có nghĩa là gia đình có chuyện vui, công việc phát triển đạt được những thành quả xứng đáng.
Không nên trồng trang trí nha đam trong phòng khách mà trồng những loại cây mang ý nghĩa phong thủy như mang tài lộc, may mắn cho gia chủ như: đại phú quý, lan quân tử, cá tường,…
Cây Nha đam hợp mệnh nào, tuổi nào?
Theo phong thủy, cây Nha Đam toàn thân màu xanh lá cây nên thuộc mệnh Mộc. Do vậy nhưng người mệnh Mộc cực kỳ phù hợp trồng loại cây này. Ngoài ra theo ngũ hành tương sinh thì Mộc sinh Hỏa, do đó người mệnh Hỏa cũng phù hợp để trồng Nha Đam trong nhà.
Cây Nha Đam sẽ hợp với những người tuổi Mộc như 1958 – 1959, 1972 – 1973, 1988 – 1989,… và những người mệnh Hỏa như: 1956 – 1957, 1964 – 1965, 1978 – 1979, 1986 – 1987,…
Cách trồng và chăm sóc cây nha đam
Nha đam có thể được nhân giống bằng cách chọn những chiếc lá to khỏe đẻ trồng hoặc tách những cây con được cây mẹ đẻ ra. Cây có thể được trồng trong chậu cây hoặc thể tận dụng những dụng cụ có sẵn như khay, chậu, bao xi măng, thùng xốp hoặc mảnh đất trống ở nhà. Lưu ý, những dụng cụ trồng phải đục lỗ dưới đáy để cây không bị úng nước và có đường kính miệng khoảng 35-40cm, cao 40-45cm.
Về đất trồng, nên chọn loại đất thoáng xốp, nếu trồng trực tiếp trên đất thì phải chọn vùng đất cao ráo vì nha đam là cây chịu được khô hạn, nhưng không chịu được ngập úng.
Khi trồng bằng lá, bạn đặt ngang lá nha đam trên nền đất, dùng tay vun một chút đất để che khoảng một nửa lá. Tiếp đó đặt chậu cây ở nơi có nhiều nắng, tưới nước cho ẩm hết đất xung quanh lô hội. Hàng ngày, theo dõi nếu đất quá khô thì tưới thêm chút nước cho cây.
Trồng bằng cây con, trồng theo rãnh, với mật độ cây cách cây 40cm, hàng cách hàng 80cm. Lưu ý, cây Nha đam giống sau khi lấy ra khỏi vườn ươm nên để trong mát khoảng 2-3 ngày, sau đó mới đem ra trồng thì cây con sẽ nhanh mọc mầm và tỉ lệ sống cao hơn.
Ngoài ra, bạn cũng có thể trồng nha đam trong nước dưới dạng thủy sinh. Lưu ý khi tách cây con có độ cao đạt chuẩn, cần rửa sạch đất, sau đó đặt vào lọ, bình thủy tinh và bổ sung dinh dưỡng dưới dạng dung dịch để cây phát triển tốt.
Có thể bạn quan tâm:
- Cây măng cụt và chia sẻ về cách trồng đúng từ nhà vườn
- Cây thông – Loại cây biểu tượng của những ngày lễ Noel
Với cách trồng này, bạn cần thay nước 1 tuần 1 lần, đảm bảo nước ngập rễ chứ không ngập thân chính. Trồng theo phương pháp này, bạn có thể dùng trang trí trong nhà, cây không cần quá nhiều ánh sáng. Chúc bạn trồng cây nha đam phong thủy thành công!
Tổng hợp: caycanh247.com