Nếu bạn đang tìm kiếm một loại cây dễ chăm sóc, tạo thêm mảng xanh cho không gian sống cũng như mang đến những ý nghĩa tốt lành về mặt phong thủy thì cây kim ngân là gợi ý phù hợp và đầy thú vị đấy. Cùng tìm hiểu về ý nghĩa của cây kim ngân qua bài viết sau.
Giới thiệu về cây kim ngân
Cây kim ngân (cây kim tiền) có nguồn gốc từ Mexico và bắc Nam Mỹ. Trong môi trường tự nhiên, cây có thể cao đến 18m còn khi được trồng trong chậu, cây kim tiền sẽ cao khoảng từ 2,4m. Đây là loại cây ưa bóng râm, vì vậy vậy bạn hoàn toàn có thể đặt trong phòng khách, bàn làm việc cũng như không cần phải tốn công chăm sóc quá nhiều.
Có thể bạn quan tâm:
- Hướng dẫn cách chăm sóc kim ngân từ A-Z cho người mới
- Đặc điểm của cây kim ngân, ý nghĩa và cách chăm sóc cây
- Nên đặt cây kim ngân ở vị trí nào? Để phòng ngủ được không?
Tác dụng của cây kim ngân
Một số lợi ích mà cây kim ngân mang đến cho gia đình mà bạn sẽ thấy hứng thú gồm:
Về mặt sức khỏe
THANH LỌC KHÔNG KHÍ
Không khí trong nhà tưởng chừng như rất sạch sẽ nhưng đôi lúc vẫn ẩn chứa những yếu tố gây hại, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình, chẳng hạn như hợp chất benzen, formaldehyde, carbon monoxide, và xylene.
Mặt khác, cây kim ngân hoạt động như một chiếc máy lọc không khí tự nhiên, giúp hỗ trợ thanh lọc các chất tạp chất, từ đó mang lại cho bạn nguồn không khí trong lành và bảo vệ sức khỏe hệ hô hấp tốt hơn.
HỖ TRỢ TẢN BỨC XẠ
Tiếp xúc liên tục với bức xạ có thể khiến cơ thể bị mệt mỏi, khó ngủ, đau đầu hoặc thậm chỉ là cả stress. Cây kim ngân không chỉ mang đến công dụng làm đẹp cho không gian sống và làm việc mà còn có thể giúp bạn tản bức xạ từ các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại, tivi hoặc lò vi sóng. Nếu bạn đang muốn trồng một loại cây dễ chăm sóc và mang đến nhiều lợi ích khác nhau thì loại cây này sẽ là lựa chọn lý thú đấy.
LÀM SẠCH NƯỚC TRONG BỂ CÁ
Cây kim ngân có thể sống tại nhiều môi trường khác nhau, chẳng hạn như trong bể cá thủy sinh, chậu cây. Theo các chuyên gia, rễ cây kim ngân khi được trồng trong bể thủy sinh sẽ giúp loại bỏ nitrat ra khỏi nguồn nước, từ đó bảo vệ cá và các động vật thủy sinh khác tốt hơn bởi nitrat vốn được xem là hợp chất có hại khi hiện diện trong nước với nồng độ cao.
Về mặt phong thủy
Theo phong thủy, cây kim ngân tượng trưng cho tài lộc nên khi đặt loại cây này ở phòng làm việc, phòng khách sẽ giúp “tụ tài, tán lộc”. Những tán lá xanh của cây biểu trưng cho sức sống mãnh liệt, đem đến ý nghĩa may mắn và thành công.
Cây kim ngân hợp mệnh gì?
Sở dĩ cây kim ngân được ưa chuộng bởi những người yêu phong thủy là do loại cây này phù hợp với tất cả bản mệnh và tuổi. Dựa trên ngũ hành, cây kim ngân thuộc mệnh mộc nên có mối quan hệ tương sinh, tương hỗ với người thuộc mệnh thủy, mộc và hỏa. Ngoài ra, nếu bạn không quá khắt khe trong việc chọn cây cảnh trang trí phải thật hợp tuổi thì hoàn toàn có thể cân nhắc đến cây kim ngân nhé.
Lưu ý khi trồng và chăm sóc cây kim ngân
Cleanipedia gợi ý đến bạn những mẹo hữu ích khi chăm sóc và trồng cây kim ngân để mảng xanh trong nhà luôn được tươi tốt, tràn đầy sức sống:
Cách trồng cây
- Đất trồng: Nên ưu tiên chọn đất vi sinh chứa nhiều dinh dưỡng hoặc đất tơi xốp đã được trộn với mùn cưa
- Phương pháp trồng: Cách trồng cây phổ biến và dễ dàng nhất là chiết cành. Bên cạnh đó, thời gian phù hợp để trồng loại cây sẽ rơi vào mùa hè.
- Kỹ thuật trồng: Để trồng cây, bạn hay cho một ít sỏi vào đáy chậu nhằm tạo điều kiện thoát nước cho rễ, sau đó tiến hành bỏ đất vào ½ chậu. Cuối cùng là cho cây vào, cố gắng dựng thẳng sau đó lấp đầy ½ chậu còn lại.
Cách chăm sóc cây
- Nước tưới: Bạn chỉ cần tưới cây theo dạng phun sương, từ 1-2 lần mỗi tuần là được
- Nhiệt độ: Cây kim ngân khi trồng trong nhà sẽ dễ dàng sinh trưởng và phát triển ở mức 15-25°C.
- Ánh sáng: Loại cây này khá thích bóng râm nên bạn hãy để cây ở nơi ít nắng, mát mẻ và hạn chế ánh sáng trực tiếp.
Kinh nghiệm lựa chọn cây kim ngân phù hợp
Cách chọn cây kim ngân đẹp và phù hợp với bản thân không quá khó, khi đi chọn cây ở tiệm bạn hãy ưu tiên những chậu có thân cứng, chắc khỏe. Lá của cây kim ngân nên được xanh tươi không bị ngả vàng hay khô héo thiếu sức sống bởi vừa ảnh hưởng đến thẩm mỹ, tốn công chăm bón về sau mà cũng không tốt cho phong thủy.
Có thể bạn quan tâm:
- Cây lược vàng – Vị thuốc chữa bệnh hiệu quả cho mọi nhà
- Cây ngọc ngân là loài cây gì? Ý nghĩa và công dụng
Hi vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn hiểu thêm về cây kim ngân, cách trồng cũng như chăm sóc loại cây này để tạo thêm nét xanh cho không gian sống. Đừng quên truy cập để cập nhật các mẹo hay về chăm sóc nhà cửa và gia đình bạn nhé.