Tác dụng của cây thường xuân đối với sức khỏe con người

Cây thường xuân là thảo dược được biết đến nhờ tác dụng giảm ho. Ngày nay nó có trong nhiều chế phẩm siro điều trị ho. Vậy lá thường xuân thực ra tác dụng của cây thường xuân là gì gì đối với sức khỏe của chúng ta, bạn hãy theo dõi bài viết sau đây.

Thường xuân là loại dây leo thường thấy, ngoài dùng để trồng như một loại cây cảnh. Lá của nó còn nổi tiếng với công dụng trị ho hiệu quả. Vậy thực chất lá thường xuân trị ho tốt như thế nào, bạn hãy đọc bài viết sau đây nhé!

Có thể bạn quan tâm:

Lá thường xuân là gì?

Lá thường xuân là phần lá của cây thường xuân, dân gian còn gọi là cây vạn niên, dây nguyệt quế, dây lá nho, dây Ivy, cây trường xuân. Tên khoa học của nó là Hedera helix thuộc họ Araliaceae.

Lá thường xuân là gì?
Lá thường xuân là gì?

Thường xuân là dây leo dùng để làm cảnh chúng ta vẫn thường thấy. Nó có nguồn gốc ở châu Âu và Tây Á, ở nước ta nó có nhiều ở Lào Cai (Sapa) và Lai Châu.

Đây là loại cây ưa khí hậu mát, thường mọc bám trên đá vôi. Nó có khả năng sinh trưởng rất tốt, có thể tái sinh sau khi bị chặt. Cây có hệ thống rễ bám nhiều, dễ dàng tạo thành những mảng lớn bao hết tản đá vôi.

Dây thường xuân có nhiều rễ móc khí sinh. Lá đơn, phiến lá phân thùy, gân hình chân vịt. Hoa nhỏ màu trắng vàng hoặc lục trắng. Quả hạch tròn khi chín có màu đen.

Thành phần hóa học chính trong lá thường xuân là saponin (4 – 5%), trong đó 3 saponin chính là hederasaponin B, hederasaponin C, hederasaponin D. Trong khi đó, một lượng nhỏ saponin α-hederin có tác dụng chính trong việc long đờm (làm đờm loãng hơn, giúp dễ khạc ra ngoài). Ngoài ra, còn chứa một số thành phần khác như flavonoid, alkaloid, chất béo và các dẫn xuất của acid phenilic.

Tác dụng của cây thường xuân

Lá thường xuân giàu những hợp chất saponin và flavonoid, đây là các hợp chất thực vật có những tiềm năng sau đây.

Tác dụng của cây thường xuân
Tác dụng của cây thường xuân

Chống viêm và chống oxy hóa

Trong nghiên cứu để đánh giá khả năng chống tiểu đường của dịch chiết lá thường xuân trên chuột, các nhà khoa học đã nhận thấy lượng đường trong máu chuột đã giảm đáng kể. Khả năng giảm đường huyết này có thể do các chất chống oxy hóa trong lá thường xuân. 

Ngoài ra, trên nghiên cứu về tác động chống viêm ở ống nghiệm, các nhà khoa học đã ghi nhận tác dụng chống viêm ở tế bào phổi người.

Trên một nghiên cứu khác ở chuột về tác động của dịch lá thường xuân trong quá trình đại thực bào, các nhà khoa học đã thấy rằng dịch chiết này ức chế giải phóng chất gây viêm interleukin-6. Nhờ đó, quá trình viêm ngừng lại.

Tuy nhiên, những nghiên cứu trên cần cần thời gian thực nghiệm trên người để biết được dịch chiết từ lá thường xuân ảnh hưởng như thế nào đến quá trình chống viêm và chống oxy hóa.

Giảm ho

Lá thường xuân hữu ích trong việc điều trị bệnh hen suyễn, viêm phế quản, COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính), đặc biệt là điều trị ho ở trẻ em. Tuy nhiên, những tác dụng này cần nhiều những bằng chứng thuyết phục hơn nữa để có thể đưa dịch lá thường xuân trở thành chỉ định phổ biến hơn.

Khi dùng một mình hoặc kết hợp với thảo dược như mộc anh thảo, cỏ xạ hương, lá thường xuân giúp trị ho trong nhiễm trùng đường hô hấp trên và cảm lạnh.

Khi nghiên cứu, người ta nhận ra rằng dịch chiết từ lá thường xuân có tác dụng tương tự với acetylcysteine (thuốc long đờm). Do đó, nó có khả năng long đờm tốt, đặc biệt là khi dùng với trẻ em.

Để xác thực hơn về khả năng điều trị ho cho trẻ em của lá thường xuân, đã có một nghiên cứu thực hiện trên 5000 trẻ bị ho có đờm. Trong nghiên cứu này, các trẻ được cho dùng dịch chiết từ lá thường xuân 2 lần/ ngày. Khoảng 2/3 phụ huynh hài lòng với tác dụng giảm ho của lá thường xuân.

Ngoài ra, hoạt chất trong lá thường xuân còn kích thích hệ thống beta – adrenergic trong cơ thể, thúc đẩy việc giải phóng epinerphrine, đây là một thuốc giãn phế quản. Nó giúp mở rộng phế quản và tiểu phế quản, từ đó giúp làm tăng lưu lượng khí trong phổi,

Lưu ý khi dùng lá thường xuân
Lưu ý khi dùng lá thường xuân

Có thể bạn quan tâm:

Lưu ý khi dùng lá thường xuân

Để đảm bảo an toàn khi sử dụng lá thường xuân, bạn cần chú ý những điều sau:

– Cây thường xuân có thể gây viêm da tiếp xúc, phát ban dị ứng trên da. Đã có một số trường hợp bị những phản ứng này khi cắt tỉa cây thường xuân tại nhà hoặc trong vườn.

– Một số người có thể bị tác dụng phụ như buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy khi dùng lá thường xuân. Tuy nhiên các nghiên cứu về vấn đề này còn thưa thớt và chưa được đào sâu.

– Bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng nếu bạn đang có thai hoặc đang cho con bú.

Bạn thấy đấy, lá thường xuân là thảo dược mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người, đặc biệt là tác dụng trị ho. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có thêm những thông tin bổ ích về cây thường xuân, cùng những tác dụng của nó đối với sức khỏe.

Tin mới nhất

Tìm hiểu Đặc điểm của Cây Khế – Một Loài Cây Phổ Biến Ở Việt Nam

Cây Khế là một loài cây phổ biến ở Việt Nam, được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh...

Hướng Dẫn Phân Loại Cây Khế: Từ Khế Để Trồng Đến Khế Cảnh

Hướng Dẫn Phân Loại Cây Khế là một tài liệu hữu ích giúp bạn có thể phân biệt được...

Khám phá Công dụng của Cây Khế: Tại Sao Nó Là Quý?

Cây Khế là một loài cây phổ biến trong khu vực Đông Nam Á. Nó có nhiều công dụng...

Ý nghĩa của cây khế đối với đời sống của chúng ta là gì?

Cây Khế là một trong những biểu tượng phổ biến nhất của Đạo Phật. Nó được sử dụng để...

Dinh dưỡng có trong quả khế tốt cho sức khỏe như thế nào?

Tại sao dinh dưỡng có trong quả khế rất quan trọng cho sức khỏe của bạn? Đây là câu...

Đặc điểm của Cây Thông – Một Nhận Định Chi Tiết Chính Xác

Cây Thông là một loài cây phổ biến trong vườn đẹp, được sử dụng rộng rãi trong thiết kế...