Cây lưỡi hổ (cây hổ vĩ) là một loại cây cảnh phong thủy được khá nhiều người yêu thích. Cây lưỡi hổ chữa bệnh gì là điều mà đang có rất nhiều người quan tâm. Theo Đông y, lưỡi hổ dùng trị các bệnh như viêm họng, viêm tai, ho, khản tiếng,… đều có hiệu quả rất tốt. Bài viết này sẽ đề cập đến các tác dụng của cây lưỡi hổ nhé!
1. Tổng quan về cây lưỡi hổ
Cây lưỡi hổ, hay còn gọi là cây hổ vĩ, cây lưỡi cọp,… Cây lưỡi hổ thuộc họ bồng bồng, có nguồn gốc từ Tây phi.
Đặc điểm của cây lưỡi hổ:
- Đặc điểm hình thái: Cây lưỡi hổ thuộc loại cây thân rễ; lá màu xanh đậm, dày và cứng, bóng, mọc ra trực tiếp từ gốc, hình giáo hẹp, dọc 2 bên rìa lá có dải màu vàng bao quanh toàn bộ lá. Hoa cây lưỡi hổ khá nhỏ, màu trắng ngà, có 6 cánh, thường mọc thành cụm. Quả có hình cầu, màu vàng da cam.
- Đặc điểm phân bố: Tại Việt Nam, cây thường mọc ở vùng núi, đồng bằng, ngoài ra còn được nhiều gia đình trồng trong nhà làm cảnh.
- Để làm thuốc, người ta chủ yếu dùng lá của cây lưỡi hổ. Lá được thu hoạch quanh năm và chủ yếu dùng tươi.
- Về thành phần hóa học: Trong gel từ lá cây lưỡi hổ chủ yếu chứa acid acetic, etyl axetat. Ngoài ra trong rễ còn có alcaloid sansevieria và chất nhựa.
2. Tác dụng của cây lưỡi hổ là gì? Cây lưỡi hổ trị bệnh gì?
Tác dụng của cây lưỡi hổ là gì? Có rất nhiều người biết đến cây lưỡi hổ như một loại cây phong thủy, cây cảnh trang trí trong nhà nhưng không phải ai cũng biết cây lưỡi hổ chữa bệnh gì, dùng bộ phận nào. Lá lưỡi hổ trị bệnh gì, sử dụng như thế nào là tốt nhất? Có thể sử dụng rễ cây lưỡi hổ chữa bệnh được không? Trên thực tế, cả cây lưỡi hổ đều có thể dùng được nhưng khi chữa bệnh, chủ yếu dùng lá lưỡi hổ nhiều hơn.
Như đã mô tả ở trên, trong rễ cây lưỡi hổ có chứa alcaloid, hoạt chất này có tác dụng tương tự như digitalis nhưng so về tác dụng trên hệ tim mạch tuần hoàn thì alcaloid yếu hơn, đổi lại thời gian tác động cũng như đào thải lại nhanh hơn digitalis.
Để trả lời cho câu hỏi tác dụng của cây lưỡi hổ là gì, có một vài nghiên cứu về tính chất dược lý của cây lưỡi hổ đã chỉ ra rằng gel từ lá cây lưỡi hổ có khả năng kháng khuẩn rất tốt, đặc biệt với vi khuẩn lao. Hoạt chất etyl axetat trong lá cây lưỡi hổ giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn s.aureus và e.coli.
Ngoài ra, Tác dụng của cây lưỡi hổ còn có hoạt chất barbaloin, aloin và aloe emodin có trong cây lưỡi hổ còn giúp kích thích tiêu hóa và điều hòa co bóp của dạ dày.
Theo Đông y, cây lưỡi hổ có tính mát, vị chua, tác dụng thanh nhiệt giải độc, sinh cơ rất tốt.
Chỉ định điều trị bằng cây lưỡi hổ cho một số bệnh lý như:
- Bệnh lý tai mũi họng: Viêm tai, ho, khàn giọng, viêm họng,…
- Bệnh lý hệ tiêu hoá: Rối loạn tiêu hoá, khó tiêu, viêm loét dạ dày, ợ hơi,…
- Bệnh về da như viêm da, bỏng nước sôi,…
- Sỏi thận, cơn hen suyễn hay các chứng bệnh răng hàm mặt như chảy máu chân răng, sâu răng,…
Dùng cây lưỡi hổ trị bệnh, chủ yếu dùng lá tươi, ép nước dùng trực tiếp là tốt nhất. Mỗi ngày chỉ nên dùng khoảng từ 6 đến 12g.
3. Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây lưỡi hổ
- Bài thuốc chữa viêm tai, nhất là ở những case có chảy mủ: Lấy lá lưỡi hổ rửa sạch, hơ trên ngọn lửa lan cho héo rồi đem giã nát lấy nước nhỏ trực tiếp vào tai bị viêm. Mỗi ngày nhỏ 3 đến 4 lần cho tới khi thấy bệnh đỡ.
- Dùng cây lưỡi hổ trị viêm họng, ho: Lấy 6 – 12g lá lưỡi hổ rửa sạch cắt nhỏ đem nhai trực tiếp cùng với muối. Mỗi ngày làm khoảng 1 đến 2 lần như vậy cho đến khi bệnh đỡ.
- Cây lưỡi hổ trị bệnh viêm loét dạ dày: Dùng gel từ lá cây lưỡi hổ pha với nước uống mỗi ngày liên tục trong vòng 1 tháng bệnh sẽ ổn.
- Cây lưỡi hổ trị bệnh viêm da: Rửa sạch 2 đến 3 lá cây lưỡi hổ tươi rồi cắt nhỏ giã nát lấy nước. Làm sạch vùng da bị viêm rồi bôi trực tiếp nước lá cây lưỡi hổ đã được lọc bã, ngày bôi 2 lần, da cải thiện rất nhanh.
- Lá cây lưỡi hổ chữa sỏi thận: Uống nước ép tươi của lá lưỡi hổ mỗi ngày để cải thiện tình trạng sỏi.
- Sử dụng cây lưỡi hổ để trị hôi miệng, sâu răng, cải thiện tình trạng chảy máu chân răng: Lấy lá lưỡi hổ mang rửa sạch, giã nát chắt lấy nước để súc miệng mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ.
- Điều trị chứng ợ hơi, khó tiêu bằng lá cây lưỡi hổ: Nước ép lá cây lưỡi hổ có tác dụng cải thiện các triệu chứng của hội chứng trào ngược dạ dày, đầy bụng khó tiêu rất tốt.
- Lá cây lưỡi hổ có thể làm dịu các cơn suyễn: Lấy dịch bên trong của lá cây lưỡi hổ rồi hòa với nước nóng, đem xông mũi ngày 1 lần sẽ giúp cải thiện triệu chứng bệnh hen suyễn.
Cây lưỡi hổ tuy tốt nhưng khi sử dụng cũng cần phải lưu ý dùng đúng cách, đúng liều lượng để đạt được hiệu quả điều trị mà không ảnh hưởng đến sức khỏe. Khuyến cáo không nên sử dụng quá 40mg gel từ lá cây lưỡi hổ trong một ngày. Trước khi dùng cây lưỡi hổ cần làm sạch nhiều lần để loại bỏ các tạp chất bên trong.
Cây lưỡi hổ không chỉ để làm cảnh mà tác dụng của cây lưỡi hổ còn có thể chữa bệnh. Không chỉ riêng lưỡi hổ mà bất kỳ loại cây loại thuốc nào cũng vậy, nếu sử dụng không đúng cách không những không khỏi bệnh mà còn có thể để lại tác dụng phụ. Do đó, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng cây lưỡi hổ để trị bệnh.