Lưu ý khi trồng xương rồng – Những sai lầm thường gặp nhất

Trồng cây xương rồng đòi hỏi rất nhiều yếu tố về loại cây, môi trường, đất trồng,…và cách chăm sóc đúng cách thì cây mới sinh trưởng tốt. Vậy hãy cùng mình tìm hiểu những Lưu ý khi trồng xương rồng và một số sai lầm khi trồng xương rồng và cách khắc phục hiệu quả.

1. Tìm hiểu về đặc điểm sinh học trước khi trồng xương rồng

Có thể bạn đã biết, xương rồng là loài cây ưa nắng và thường sống ở những vùng đất khô cằn. Cây xương rồng cũng không cần quá nhiều chất dinh dưỡng mà vẫn có thể sinh trưởng khỏe mạnh. Một số loài xương rồng nổi bật như: Ferocactus đến từ sa mạc, Echinopsis đến từ Nam Mỹ, những loài thuộc chi Epiphyllum sống trong rừng rậm và thậm chí là ký sinh trên 1 số thân cây …

Lá cây hoa đá này thường dày và mọng chính là để tích nước duy tri sự sống qua những ngày hạn kéo dài. Đây là đặc điểm quan trọng nhất cần chú ý khi chăm sóc cây xương rồng.

Tìm hiểu về đặc điểm sinh học trước khi trồng xương rồng
Tìm hiểu về đặc điểm sinh học trước khi trồng xương rồng

2. Lưu ý khi trồng xương rồng

2.1 Không tìm hiểu về loại xương rồng – Lưu ý khi trồng xương rồng

Xương rồng hay sen đá và các loại thực vật mọng nước khác đa phần đều có đặc tính giống nhau. Ví dụ như ưa nắng, chịu hạn tốt. Chúng thích tiếp xúc với ánh nắng mỗi ngày. Và do thân tích trữ nước nên cũng sẽ không cần tưới quá nhiều nước hoặc tưới thường xuyên.

Tuy nhiên, khả năng chịu nắng hay chịu hạn của mỗi loài xương rồng sẽ có sự khác biệt nhất định. Nguyên nhân chính là chúng xuất xứ từ những vùng khí hậu khác nhau. Mỗi loại giống từ Nam Mỹ, từ sa mạc, hay thậm chí từ Đà Lạt cũng sẽ có đặc thù sinh học riêng. Vì vậy mỗi loại cần có một sự chăm sóc đặc biệt mới có thể sinh trưởng khỏe mạnh.

2.2 Trồng xương rồng trong nhà giống ngoài trời

Hầu hết các loại xương rồng đều có thể sống được trong nhà, nhưng một số loại đặc thù thì không. Những cây xương rồng trong nhà thường hấp thụ ít ánh sáng. Điều này sẽ khiến cây tăng trưởng chậm hơn. Các loại xương rồng được trồng trong nhà có tỉ lệ sống cao như: Sedum morganianum, Schlumbergerax buckley, Euphorbia milii….

Nếu muốn nuôi dưỡng cây xương rồng trong nhà, bạn hãy lưu ý lựa chọn những loại cây cần ít ánh nắng. Bạn cũng có thể đặt chậu cây ở hướng Nam kế cửa sổ để cây nhận nắng đủ. Tuy nhiên bạn cũng cần phải mang cây phơi nắng thường xuyên để cây khỏe mạnh.

2.3 Chọn chậu trồng không phù hợp – Lưu ý khi trồng xương rồng

Như bạn đã biết, xương rồng là loại cây ưa chịu hạn, vì vậy chậu trồng xương rồng phải là loại có lỗ thoát nước. Nếu không cây sẽ bị úng thối thì đất quá ẩm. Có 2 loại chậu phổ biến mà người trồng vẫn thường dùng. Đó là chậu nhựa và chậu gốm/đất sét. Một số người khác vẫn dùng chậu bằng sành, thủy tinh hoặc sắt. Tuy nhiên loại chậu trồng bằng đất nung, bằng gỗ mộc là tốt nhất vì bản thân chất liệu đất nung hay gỗ đều có khả năng hút nước cao, giúp thoát nước nhanh chóng cho cây.

Có nhiều trường hợp người trồng cũng dùng chậu bonsai để cho cây xương rồng. Nhưng nó cần một không gian lớn và chi phí cũng cao hơn. Vì vậy bạn hãy cân nhắc lựa chọn phù hợp với nhu cầu của bản thân.

Mỗi loại xương rồng cũng sẽ phù hợp với kiểu dáng chậu khác nhau. Nếu cây xương rồng của bạn có rễ dạng sơ ở gần mặt đất. Bạn nên chọn loại chậu nông với đường kính lớn sẽ phù hợp hơn cả. Nếu cây của bạn có bộ rễ phong phú, cắm sâu dưới lòng đất, hãy chọn loại chậu nhỏ và sâu.

Như vậy bất kể bạn lựa chọn loại chậu nào cho cây xương rồng, cũng phải lưu ý một đặc điểm quan trọng nhất. Đó chính là chậu cần có lỗ thoát nước giúp rễ cây luôn thông thoáng.

2.4 Chọn sai loại đất trồng xương rồng – Lưu ý khi trồng xương rồng

Xương rồng sẽ bị úng và chết nếu độ ẩm trong đất trồng quá cao. Vì vậy khi mua cây từ các cửa hàng về bạn nên thay bằng loại đất khác. Bạn có thể sử dụng công thức trộn đất cơ bản: 45% đá perlite nhỏ + 45% đá nham thạch nhỏ + 10% phân bò đã ủ hoại.

Ngoài ra để tiết kiệm chi phí hơn, bạn có thể mua giá thể Soil Mix BA trồng xương rồng. Đây là loại giá thể cao cấp được trộn sẵn các hỗn hơn. Soil Mix BA vừa có khả năng thoát nước tốt, vừa đủ chất dinh dưỡng cho cây.

Một số lợi ích vượt trội của các thành phần có trong Soil Mix BA như: 

  • Đá Perlite BA: giúp bộ rễ thoáng khí, rễ con bám dính.
  • Đá Vermiculite: giữ ẩm, kích rễ non phát triển.
  • Đá Pumice: thoát nước tốt, giúp rễ thông thoáng, không bị úng.
  • Peatmoss: cung cấp và giữ chất dinh dưỡng.
  • Phân trùn quế: cung cấp đạm, canxi, kali,….

Lưu ý khi trồng xương rồng
Lưu ý khi trồng xương rồng

2.5 Không cung cấp đủ ánh sáng cho cây

Xương rồng là loại cây vô cùng ưa thích ánh sáng mặt trời. Ánh sáng cũng giúp cây duy trì màu sắc và hình dáng của nó. Cây xương rồng thường cần khoảng 50% lượng ánh sáng trực tiếp mỗi ngày. Tức là nó cần khoảng 6 – 7 giờ. Đối với những cây con, hạt mới nảy mầm thì chỉ cần 1 – 2 giờ vào buổi sáng là đủ.

Nếu bạn để xương rồng ở trong nhà lâu ngày, sau đó mang đi phơi nắng thì cần lưu ý thời gian ngắn hơn bình thường. Điều này giúp cây cân bằng lại điều kiện thời tiết.

2.6 Tưới nước quá nhiều khi cho xương rồng – Lưu ý khi trồng xương rồng

Đây là sai lầm lớn nhất mà nhiều người chơi xương rồng mắc phải. Nếu bạn tưới nước mỗi ngày như những loại cây khác, xương rồng úng và chết từ gốc chết lên chỉ trong 7 – 10 ngày.Vậy trồng xương rồng tưới bao nhiêu nước là đủ? Do xuất xứ từ nhiều vùng khí hậu khác nhau nên đòi hỏi lượng nước cũng khác nhau.

Bạn cần tìm hiểu về nguồn gốc của chúng nhé. Mình lưu ý một số điều sau khi tưới nước cho cây:

  • Thời gian lý tưởng nhất để tưới nước cho cây là vào buổi sáng. Tránh buổi trưa và đầu giờ chiều nhé.
  • Không tưới trực tiếp vào phần thân xương rồng. Không dùng bình xịt hay máy phun sương để tưới.
  • Bạn tưới quanh mép chậu chủ yếu để ngấm vào giá thể trồng xương rồng. Hoặc có thể sử dụng biện pháp tưới ngấm. Tưới ngấm là đặt cả chậu cây vào xô nước, sao cho nước ngập ¾ chậy sau 1-2 phút để nước ngấm vào từ lỗ dưới đáy. Tiếp tục đặt cây ra ngoài cho ráo nước.

Tưới nước quá nhiều khi cho xương rồng
Tưới nước quá nhiều khi cho xương rồng

Mình vừa chỉ ra những sai lầm khi bạn trồng xương rồng và một số lưu ý khi trồng xương rồng. Đặc biệt lưu ý đối với giá thể trồng xương rồng cần đảm bảo các yếu tố chính như: dinh dưỡng tốt, độ ẩm đủ và thoát nước tốt. Vì vậy khuyến khích bạn hãy sử dụng giá thể trộn sẵn chuyên dành cho xương rồng Soil Mix BA. 

Tin mới nhất

Tìm hiểu Đặc điểm của Cây Khế – Một Loài Cây Phổ Biến Ở Việt Nam

Cây Khế là một loài cây phổ biến ở Việt Nam, được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh...

Hướng Dẫn Phân Loại Cây Khế: Từ Khế Để Trồng Đến Khế Cảnh

Hướng Dẫn Phân Loại Cây Khế là một tài liệu hữu ích giúp bạn có thể phân biệt được...

Khám phá Công dụng của Cây Khế: Tại Sao Nó Là Quý?

Cây Khế là một loài cây phổ biến trong khu vực Đông Nam Á. Nó có nhiều công dụng...

Ý nghĩa của cây khế đối với đời sống của chúng ta là gì?

Cây Khế là một trong những biểu tượng phổ biến nhất của Đạo Phật. Nó được sử dụng để...

Dinh dưỡng có trong quả khế tốt cho sức khỏe như thế nào?

Tại sao dinh dưỡng có trong quả khế rất quan trọng cho sức khỏe của bạn? Đây là câu...

Đặc điểm của Cây Thông – Một Nhận Định Chi Tiết Chính Xác

Cây Thông là một loài cây phổ biến trong vườn đẹp, được sử dụng rộng rãi trong thiết kế...