Lá cây hà thủ ô có uống được không? Đặc điểm của lá

Hà thủ ô là một loại vị thuốc quý, có tác dụng thông khí huyết, trị tóc bạc sớm, rụng tóc hay chữa mất ngủ, làm đẹp da. Thông thường, bộ phận được sử dụng phổ biến nhất là rễ cây hà thủ ô, vậy lá cây hà thủ ô có uống được không?

Lá hà thủ ô được lấy từ cây hà thủ ô. Loại cây này thường mọc hoang dại ở nhiều nơi và dễ tìm thấy ở các tỉnh miền núi. Từ xa xưa, ông bà ta đã sử dụng thảo dược này để trị tóc bạc sớm, làm đẹp da, nhuận tràng, thông huyết và bổ sung nhiều dưỡng chất cho cơ thể. Cây được sử dụng từ rễ, thân đến lá để làm bài thuốc chữa bệnh.

Có thể bạn quan tâm:

Lá cây hà thủ ô có uống được không?

Theo kinh nghiệm dân gian, thân lá và rễ cây hà thủ ô đỏ hay hà thủ ô trắng đều được sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên mỗi bộ phận của cây không có chung công dụng mà sẽ có các tác dụng chữa bệnh khác nhau. Lá hà thủ ô được sử dụng để chữa trị các bệnh như mất ngủ, đau nhức cơ, xương khớp, mẩn ngứa, chữa tóc bạc sớm, táo bón…

Lá cây hà thủ ô có uống được không?
Lá cây hà thủ ô có uống được không?

Lá cây hà thủ ô có công dụng gì?

Giúp nhuận tràng

Tác dụng đầu tiên không thể không nhắc đến của lá hà thủ ô là nhuận tràng. Khi sử dụng, dược liệu này sẽ hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Nhờ đó, dạ dày và ruột sẽ hoạt động tốt hơn. Bên cạnh đó, ở một số trường hợp tiêu hóa kém hay bị táo bón cũng có thể sử dụng lá hà thủ ô để cải thiện tình trạng bệnh.

Thông máu huyết, chữa tóc bạc sớm

Lá hà thủ ô có tác dụng hỗ trợ quá trình lưu thông máu huyết diễn ra suôn sẻ, nhờ đó ngăn được tình trạng bạc tóc sớm ở lứa tuổi trung niên. Nguyên nhân là do trong lá cây có chứa chất lexitin, có tác dụng tốt tới hồng cầu trong cơ thể.

Việc hỗ trợ tạo hồng cầu tốt của lá hà thủ ô sẽ mang tới hiệu quả bổ thần kinh. Đặc biệt đối với các chị em đang gặp các vấn đề sức khỏe như khí hư bạch đới, kinh nguyệt không đều, thiếu máu hay khô âm đạo. Bên cạnh đó, nếu bạn đang gặp các bệnh về hệ thần kinh như chấn thương dây thần kinh, suy nhược thần kinh, đau nhức đầu, căng thẳng, mất ngủ, việc sử dụng lá hà thủ ô sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh.

Tốt cho sức khỏe tim mạch

Những bệnh lý về tim mạch thường có tỷ lệ nguy hiểm cao hơn so với các bệnh lý khác. Vậy nên việc nâng cao và bảo vệ sức khỏe tim mạch luôn cần được chú trọng. Hà thủ ô là loại dược liệu có tác dụng rất tốt cho tim mạch nhờ hiệu quả lưu thông khí huyết. Cụ thể, khi sử dụng dược liệu này sẽ giúp làm chậm nhịp tim, tăng lưu lượng máu cho động mạch vành, ngăn ngừa xơ vỡ động mạch, nhờ đó giúp bảo vệ cơ tim và tránh tình trạng thiếu máu xảy ra.

Trị mụn, ngứa ngoài da, viêm loét

Nhờ tính kháng khuẩn, kháng viêm tốt, lá hà thủ ô còn được sử dụng để trị mụn. Bên cạnh đó, thảo dược này còn chữa một số bệnh ngoài da như viêm da có mủ, bệnh lậu, bệnh nấm ở chân, bệnh lở loét gây sưng đau, nhiễm khuẩn. Bạn nên kiên trì sử dụng một thời gian để tình trạng bệnh thuyên giảm hẳn.

Tăng cường hệ miễn dịch

Lá hà thủ ô giúp tăng cường hệ miễn dịch cực kỳ hiệu quả. Trong dược liệu này có chất enzyme Superoxide có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa rất tốt. Ngoài ra, các thành phần dinh dưỡng có trong lá cây hà thủ ô còn giúp tăng cường sức khỏe, đẩy lùi tình trạng hoa mắt, chóng mặt.

Lá cây hà thủ ô có công dụng gì?
Lá cây hà thủ ô có công dụng gì?

Một vài bài thuốc sử dụng lá hà thủ ô

Đối với bệnh nhân tiểu ra máu hoặc tiểu đái dắt buốt, dùng lá huyết dụ kết hợp lá hà thủ ô với lượng bằng nhau đem sắc thuốc, sau đó lọc lấy nước thuốc, tình trạng bệnh sẽ chuyển biến tốt lên trông thấy.

Còn nếu bạn muốn sử dụng lá hà thủ ô để điều kinh bổ huyết, nên dùng lá cùng rễ cây hà thủ ô kết hợp với nửa kg đậu đen. Sau đó đem các nguyên liệu đi rửa sạch, giã nát, cho vào nồi đổ ngập nước và đun nhừ. Tiếp đến, lọc lấy nước cốt rồi nấu thành cao. Nếu muốn uống ngọt, có thể thêm nửa lít mật ong vào rồi cho vào lọ thủy tinh và bảo quản nơi khô thoáng. Mỗi lần sử dụng chỉ lấy một muỗng canh.

Lá hà thủ ô cũng được sử dụng để đun nước tắm và rửa để chữa lở ngứa hàng ngày. Bạn có thể dùng lá thủ ô tươi hoặc khô rồi cho vào đun với nước, khi tắm bỏ bã, sử dụng thường xuyên sẽ giúp trị ngứa và làm đẹp da hiệu quả.

Một số lưu ý khi sử dụng lá hà thủ ô

Khi bạn sử dụng thân hay lá hà thủ ô thì điều quan trọng nhất là nên dùng theo đúng bài thuốc được kê đơn. Tuyệt đối bạn không nên tự lựa chọn loại thảo dược kết hợp với hà thủ ô trên cơ thể mình và nên chú ý thêm các vấn đề sau:

  • Sử dụng đúng liều lượng được chỉ định, không được tự ý thêm hay bớt các nguyên liệu trong bài thuốc.
  • Khi muốn dùng song song với thuốc tây, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
  • Nên kiên trì sử dụng theo liệu trình để có hiệu quả như mong muốn.
  • Không nên dùng khi bụng còn đói.
  • Nên tránh ăn tỏi, củ cải trong khi sử dụng lá hà thủ ô.

Một số lưu ý khi sử dụng lá hà thủ ô
Một số lưu ý khi sử dụng lá hà thủ ô

Có thể bạn quan tâm:

Trên đây, mình đã giới thiệu đến bạn về lá hà thủ ô cũng như giải đáp được thắc mắc về việc lá cây hà thủ ô có uống được không. Hy vọng với những chia sẻ trên đã giúp bạn có được cái nhìn tổng quan hơn về loại dược liệu này. Để mang lại hiệu quả chữa trị tốt nhất, bạn nên kết hợp sử dụng các bài thuốc lá hà thủ ô với lối sống khoa học, hợp lý.

Tin mới nhất

Tìm hiểu Đặc điểm của Cây Khế – Một Loài Cây Phổ Biến Ở Việt Nam

Cây Khế là một loài cây phổ biến ở Việt Nam, được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh...

Hướng Dẫn Phân Loại Cây Khế: Từ Khế Để Trồng Đến Khế Cảnh

Hướng Dẫn Phân Loại Cây Khế là một tài liệu hữu ích giúp bạn có thể phân biệt được...

Khám phá Công dụng của Cây Khế: Tại Sao Nó Là Quý?

Cây Khế là một loài cây phổ biến trong khu vực Đông Nam Á. Nó có nhiều công dụng...

Ý nghĩa của cây khế đối với đời sống của chúng ta là gì?

Cây Khế là một trong những biểu tượng phổ biến nhất của Đạo Phật. Nó được sử dụng để...

Dinh dưỡng có trong quả khế tốt cho sức khỏe như thế nào?

Tại sao dinh dưỡng có trong quả khế rất quan trọng cho sức khỏe của bạn? Đây là câu...

Đặc điểm của Cây Thông – Một Nhận Định Chi Tiết Chính Xác

Cây Thông là một loài cây phổ biến trong vườn đẹp, được sử dụng rộng rãi trong thiết kế...