Hướng dẫn trồng cây chuối đạt năng suất cao hiện nay

Sở hữu lợi thế dễ trồng, dễ tiêu thụ và mang lại hiệu quả kinh tế cao, cây chuối hiện được nhiều nông dân thuộc các địa phương lựa chọn trồng chuyên canh phổ biến. Với mong muốn giúp bà con nông dân có được mùa vụ hiệu quả. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn cách trồng chuối và chăm sóc chuối đúng kỹ thuật, cam kết sai trĩu quả. 

Một số yêu cầu cơ bản để cây chuối phát triển tốt nhất

Cũng như những loại cây trái khác, cây chuối muốn phát triển tốt cũng cần đến những yếu tố cơ bản sau:

Có thể bạn quan tâm:

Đất trồng

Cây chuối thích hợp trồng trên đất phù sa tơi xốp, nhiều mùn, giàu dinh dưỡng, giữ ẩm và phải thoát nước tốt. Đất trồng chuối cần phải dày ít nhất là 0,7m đủ để bộ rễ phát triển một cách tốt nhất. Ngoài ra, độ pH của đất cũng phải đảm bảo có tiêu chuẩn đạt từ 5 – 7. Với những loại đất chua thì cần bón vôi bột cho đất thường xuyên, nếu không sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây chuối.

Đất phù sa tơi xốp rất thích hợp để trồng chuối
Đất phù sa tơi xốp rất thích hợp để trồng chuối

Lưu ý: Đất trồng chuối cần có điều kiện là 2 -3 vụ trước khi muốn trồng chuối phải trồng các loại cây khác.

Khí hậu

Khí hậu nhiệt đới gió mùa được đánh giá là phù hợp nhất cho sự phát triển của cây chuối. Nhiệt độ lý tưởng để trồng là từ 20-30 độ C. Tuy nhiên, cần lưu ý không trồng chuối ở những nơi thường xuyên xảy ra ngập lụt. Vì nếu bị ngập nước quá lâu, chuối sẽ nhanh thối rễ và bị sâu bệnh gây hại.

Ngoài ra, trồng chuối vào mùa hay có bão, cũng sẽ khiến chuối nhanh chết. Vì đây là loại cây thân thảo, không có mô gỗ nên rất dễ bị gió mạnh làm gãy đổ. Để tránh trường hợp này, bà con cần thực hiện định vị bằng sợi se dùng trồng chuối hoặc có kế hoạch thu hoạch chuối trước thời kỳ gió bão.

Dinh dưỡng

Để cây chuối phát triển tốt cho chất lượng quả và năng suất cao, bà con nông dân cần bổ sung các chất như:

Đạm giúp việc phân hóa mầm hoa, lá chuối xanh không bị mỏng, tốc độ ra lá nhanh, hoa ra sớm hơn, nải nhiều quả hơn, buồng nhiều nải hơn.

Kali giúp cây chuối được mập mạp, cứng cáp hơn, phòng tránh việc nhiễm bệnh, mép lá chuối cũng không bị khô héo, quả to hơn, ngon hơn, thơm hơn.

Lân giúp lá cứng cáp, chống được nấm bệnh, rễ phát triển tốt hơn.

Canxi giúp lá không bị đốm vàng, phiến lá to hơn, chống được bệnh tốt hơn.

2. Hướng dẫn cách trồng chuối đúng kỹ thuật 

Thời vụ trồng chuối

Theo kết quả nghiên cứu, thì nên trồng chuối vào đầu mùa mưa để tận dụng nguồn nước tưới. Ở những nơi thiếu nước, thì nên không nên trồng chuối muộn hơn 6 tuần trước khi mùa khô tới. Thời gian từ trồng đến khi thu hoạch quả là khoảng khoảng 11-12 tháng.

Làm đất trồng chuối

Đất trồng chuối phải được cày và bừa từ 2-3 lần, với độ sâu 0,5 m. Mật độ trồng chuối phù hợp là 3000 cây/ha. Nếu trồng cây quá dày sẽ làm chậm thời gian buồng chuối ra quả, kích thước buồng chuối nhỏ do có sự cạnh tranh về ánh sáng lớn, làm chậm sự phát triển của chồi bên, tăng tỷ lệ bệnh cho cây.

Khoảng cách hay mật độ trồng chuối thường phụ thuộc vào giống, độ màu mỡ của đất, khí hậu, lượng nước. Vì thế, bà con nông dân cần quyết định mật độ trồng chuối sao cho thích hợp điều kiện thực tế đất trồng. Theo đó, khoảng cách trồng thích hợp là 2,0 m x 2,0 m.

Các bước trồng chuối chuẩn nhất

Hướng dẫn các bước trồng chuối đúng kỹ thuật
Hướng dẫn các bước trồng chuối đúng kỹ thuật

Bước 1: Phủ lớp trấu dày khoảng 15cm trên mặt ruộng, đồng thời đốt để tránh các mầm bệnh hại, làm giảm mật độ các vi sinh vật gây hại, diệt cỏ dại, làm tăng dinh dưỡng cho cây. Bổ sung chất dinh dưỡng như lân và kali để cải thiện điều kiện lý tính cho đất. Trước khi trồng cần bón vôi cho cây.

Bước 2: Đào hố với kích thước hố: dài x rộng x cao là 40 cm x 40 cm x 40 cm.

Bước 3: Bón phân vào đáy hố, lấp phân bằng đất mặt.

Bước 4: Đặt cây giống vào hố rồi lấp một phần đất để cây đứng vững. Sau đó nhẹ nhàng lột túi bầu bằng cách rút lên. Sau cùng là lấp nốt phần đất còn lại tránh để bộ rễ của cây chuối giống bị đứt gãy,… Nên trồng cây vào sáng sớm hoặc chiều mát sẽ tốt hơn.

Bước 5: Tưới nước cho những cây chuối vừa được trồng.

3. Cách chăm sóc cây chuối cho năng suất cao

Dưới đây là một số cách chăm sóc cây chuối được đúc kết từ kinh nghiệm của các “lão nông” rất hay và hữu ích.

  • Trong thời kỳ 3 tháng sau khi trồng chuối cần giữ ẩm đất, làm sạch cỏ, che phủ đất, bón phân theo quy trình để cây có thể đạt năng suất cao.
  • Sau khi trồng cây 15 ngày, nếu cây giống nào chết, cần bổ sung trồng thay thế, nên trồng những cây có kích thước tương đương. Sau khi trồng 30 – 45 ngày thì tiến hành làm cỏ tại khu vực trồng.
  • Cần tưới nước thường xuyên 2 ngày một lần trong suốt thời kỳ trồng 1 tháng đầu tiên. Sang tháng thứ 2, thì tưới mỗi tuần một lần để duy trì độ ẩm đất 70-80%.
  • Bón phân cho cây cần đảm bảo sự cân bằng dinh dưỡng, cần bón lót và bón thúc cho cây. Cụ thể công thức bón phân, sẽ được hướng dẫn cụ thể tại những đại lý bán phân dành cho cây ăn trái nông nghiệp.
  • Bà con chỉ nên để 1- 2 chồi cho vụ sau. Vậy nên, nếu nhiều hơn 2 chồi hãy loại bỏ để tránh cạnh tranh về dinh dưỡng giữ lại các chồi khỏe mạnh, cân đối, cao dưới 1m và lá chưa xoè rộng. Muốn cho chồi không mọc lại, thì sau khi khoét bỏ đỉnh sinh trưởng bạn cần tưới dung dịch 2,4 D nồng độ 0,5% chồi để tránh lây bệnh từ cây này sang cây khác.
  • Cần loại bỏ những lá già và lá bị bệnh, nếu không sâu bệnh hại sẽ cư trú tại đây và lây lan sang nhiều cây khác
  • Dùng túi nilon để bao buồng giúp tăng kích thước quả và rút ngắn thời gian từ ra buồng đến thu hoạch.
  • Loại bỏ hoa đực ở vị trí khoảng 10cm dưới nải quả cuối cùng và đồng thời với bao buồng quả giúp tăng kích thước của những nải phía dưới và khối lượng buồng quả.
  • Đặc biệt, nên sử dụng sợi se dùng trồng chuối (sợi se cao cấp Polypropylene) để cố định, giữ cho thân cây chuối không bị ngã đổ, không bị ảnh hưởng bởi khí hậu cũng như thời tiết cho dù trọng lượng buồng chuối có lớn đến đâu. Nhất là khi cây cho trái, cây chuối sẽ có trọng lượng to nhất và rất dễ ngã đổ nhất. Lúc này cần có dây trồng chuối để cột chằng lại.

Dùng dây trồng chuối Asia Dragon để cố định
Dùng dây trồng chuối Asia Dragon để cố định

Có thể bạn quan tâm:

Trên đây là những hướng dẫn trồng chuối, cùng hướng dẫn cách chăm sóc chuối đảm bảo đúng kỹ thuật, được đúc kết từ kinh nghiệm trồng chuối lâu năm của các “lão nông”. Những thông tin này, hứa hẹn sẽ giúp bà con muốn trồng chuối chuyên canh, có được hiệu quả kinh tế cao với một vườn chuối vàng ươm, sai trĩu quả.

Chúc bà con nông dân bội thu nhờ cách trồng và chăm sóc cây chuối hiệu quả này!

Tổng hợp: caycanh247.com

Tin mới nhất

Tìm hiểu Đặc điểm của Cây Khế – Một Loài Cây Phổ Biến Ở Việt Nam

Cây Khế là một loài cây phổ biến ở Việt Nam, được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh...

Hướng Dẫn Phân Loại Cây Khế: Từ Khế Để Trồng Đến Khế Cảnh

Hướng Dẫn Phân Loại Cây Khế là một tài liệu hữu ích giúp bạn có thể phân biệt được...

Khám phá Công dụng của Cây Khế: Tại Sao Nó Là Quý?

Cây Khế là một loài cây phổ biến trong khu vực Đông Nam Á. Nó có nhiều công dụng...

Ý nghĩa của cây khế đối với đời sống của chúng ta là gì?

Cây Khế là một trong những biểu tượng phổ biến nhất của Đạo Phật. Nó được sử dụng để...

Dinh dưỡng có trong quả khế tốt cho sức khỏe như thế nào?

Tại sao dinh dưỡng có trong quả khế rất quan trọng cho sức khỏe của bạn? Đây là câu...

Đặc điểm của Cây Thông – Một Nhận Định Chi Tiết Chính Xác

Cây Thông là một loài cây phổ biến trong vườn đẹp, được sử dụng rộng rãi trong thiết kế...