Hà thủ ô mọc hoang trên rừng cao, chính vì vậy mà để tận mắt thấy cây Hà thủ ô là điều không dễ. Để rõ hơn về đặc điểm của hà thủ ô hãy đọc thông tin bài viết chi tiết. Bạn sẽ rõ hơn từ thân, lá đến củ Hà thủ ô như nào.
Hà thủ ô
Hà thủ ô đỏ sống lâu năm, tác dụng của nó tỉ lệ với số năm tuổi, củ hà thủ ô đỏ càng lâu năm càng quý hiếm. Cây Hà thủ ô đỏ được biết đến với những công dụng điều trị bạc tóc hay hà thủ ô làm đen tóc, là loại dược liệu giúp chống lão hóa của cơ thể con người.
Có thể bạn quan tâm:
- Lá cây hà thủ ô có uống được không? Đặc điểm của lá
- Lưu ý khi sử dụng hà thủ ô: Kiêng gì để tránh tác dụng phụ
- Tác dụng của hà thủ ô là gì? Có gì cần lưu ý khi dùng
Tên khoa học: Polygonum multiflorum Thunb. hoặc Fallopia multiflora (Thunb.)
Thuộc họ: Rau răm (Polygonaceae)
Tên gọi khác: Xích thủ ô, thủ ô, giao đằng, dạ giao đằng, dạ hợp, địa tinh, khua lình (Thái), măn đăng tua lình (Lào – Sầm Nưa), mằn năng ón (Thổ)…
Phương Tây gọi Hà Thủ ô là Fo Ti hay (hay He Shou Wu)
Đặc điểm của hà thủ ô
Đặc điểm của hà thủ ô ô đem lại cái nhìn tò mò thu hút đến ngạc nhiên không chỉ do nó là một loại cây lạ, theo truyền thuyết kể lại rằng ông Hồ lên núi nhìn thấy sự kì lạ ở cây này chia làm các nhánh lá phát triển riêng biệt nhưng ban đêm lại cuốn lại với nhau. Ông tách các nhánh ra xa nhau, tối hôm sau đến lại thấy chúng lại tự sát lại gần nhau. Chính sự đặc biệt này làm ông tò mò mà đào lấy củ đem về làng hỏi mọi người. Cụ thể cây Hà thủ ô được mô tả như sau:
- Đặc điểm của hà thủ ô thuộc loại dây leo bằng thân quấn, sống lâu năm. Thân mềm, nhẵn, mọc xoắn vào nhau.
- Thân cây và lá theo y học cổ truyền còn được dùng đun nước tắm và rửa để chữa lở ngứa, mụn nhọt; củ dùng để chữa đau dạ dày.
- Lá có hai mặt nhẵn, mặt trên sẫm bóng hình mũi tên, gốc hình tim, đầu thuôn nhọn, mọc so le, dài 5 – 8cm, rộng 3 – 4cm, 3 – 5 gân xuất phát từ gốc lá; cuống dài khoảng 2 cm, phủ lông tơ, bẹ chìa ngắn, mỏng, có lông dài. Lá hình trái tim giống như lá dấp cá, đầu nhọn.
- Lá của cây hà thủ ô còn được dùng để chữa cảm sốt, cảm nắng, sốt rét.
- Kinh nghiệm dân gian còn phổ biến bài thuốc dùng dây và lá cây hà thủ ô sắc lấy nước cho phụ nữ sinh đẻ thiếu sữa uống cho có thêm sữa.
- Đặc điểm của hà thủ ô có cụm hoa mọc thành chuỳ phân nhánh, mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành, dài hơn lá; lá bắc ngắn; hoa nhỏ nhiều, màu trắng; nhị 8, thường dính vào gốc của bao hoa.
- Quả nhẵn bóng, hình 3 cạnh, nằm trong bao hoa mà 3 mảnh ngoài phát triển thành những cánh rộng.
- Rễ phình thành củ, giống củ khoai lang, màu nâu đỏ. Củ của cây Hà thủ ô đỏ có ruột tạo màu hơi đỏ lát cắt ngang có vân hình giống những đám mây. Người ta nói ví rằng Củ Hà thủ ô Chắt lọc tinh túy từ trời xanh là do những vân mây này. Đây cũng chính là phần có nhiều dược chất nhất và được dùng nhiều cho khám chữa bệnh.
Tên gọi thể hiện đặc điểm cây
Được khoa học y khoa đặt tên là Fallopia multiflora, Hà thủ ô thuộc họ nhà rau răm, là loại thuốc quý có thân mềm, rễ củ giống như khoai lang.
Hầu hết trong đông y các cây có nhiều tên gọi, phần lớn trong số đó được gọi theo hình dáng đặc điểm của cây. Hà thủ ô cũng có nhiều tên gọi dựa theo từng vùng miền khác nhau như giao đằng, dạ giao đằng, dạ hợp, hay khua lình (Thái), măn đăng tua lình (Lào – Sầm Nưa), mằn năng ón (Thổ). Đây Là những khái niệm tên gọi khá lạ với người đọc. Nhưng để tìm hiểu rõ hơn về những cái tên này, Đông y Phú Vân xin được giải thích thêm:
Hà thủ ô (He Shou Wu)
Tên gọi Hà thủ ô được gọi bởi vì gia đình ông Hà Thủ Ô (He Shou Wu) sử dụng một loại cây thuốc được lấy ở trên rừng và nhờ loại cây thuốc này mà người thân trong gia đình có tuổi thọ rất cao, có người thọ đến trên 100 tuổi. Chính vì công dụng kéo dài tuổi thọ của cây thuốc gắn liền với gia đình ông Hà Thủ Ô nên người ta thường gọi là cây Hà thủ ô. Truyền thuyết Hà thủ ô thì bắt nguồn từ thời Đường (Trung quốc). Truyện nói về Hà Điền nhi với câu chuyện tìm và dùng củ lạ có tác dụng làm đen tóc trở lại, khỏe mạnh tăng cường sinh lực, giúp ông từ người ốm yếu thành người thân hình trở nên cường tráng. Ông qua đời ở tuổi 130 và có tận 19 con trai và con gái.
Polygonum multiflorum
Polygonum multiflorum là tên khoa học của Hà Thủ ô. Trong đó Polygonum là có nhiều đốt, nhiều mắt multiflorum là nhiều hoa. vì cây có nhiều đốt, nhiều hoa.
Giao đằng, dạ giao đằng
Ngoài ra, tùy theo từng vùng, địa phương khác nhau mà Hà thủ ô đỏ có tên gọi khác nhau như: giao đằng, dạ hợp. Theo truyền thuyết, về đêm dây của 2 cây Hà thủ ô quấn lại với nhau nên gọi là Dạ giao đằng (Dạ: ban đêm, giao: gặp gỡ nhau, đằng: dây leo). Thực tế thì Hà thủ ô là cây thân mềm nhẵn, mọc xoắn vào nhau.
Măn đăng tua lình
Thêm một thông tin nữa về đặc điểm của cây Hà thủ ô qua tên gọi, Hà thủ ô còn được đồng bào dân tộc Thổ hay người dân khu Sầm Nưa- Lào gọi là mần năng ón, hay mần đăng tua lình ( Mần đăng: tức là củ Khoai lang, Tua Lình: tức nghĩa con khỉ). Vì giống củ khoai lang mọc ở chỗ khỉ hay đi lại.
Có thể bạn quan tâm:
- Cây hạnh phúc trồng, chăm sóc thế nào để cây phát triển tốt
- Cây kim ngân mang ý nghĩa phong thủy gì ? Cách chăm sóc
Gần đây ở một số nơi Hà Thủ ô có được đem về nhân giống. Dựa vào đặc điểm sinh thái cảu cây mà nhân giống. tuy nhiên cây phụ thuộc nhiều vào thổ nhưỡng cũng như môi trường sinh thái mới đạt đủ chất lượng.
Đặc điểm của hà thủ ô nhắc đến trong bài là Hà thủ ô đỏ để phân biệt với Hà thủ ô trắng. Hà thủ ô trắng tuy công dụng không có nhiều như Hà thủ ô đỏ, nhưng cũng có giá trị góp phần vào chữa bệnh: làm cho người già trẻ lại, giúp ích cho sự giao hợp được bền lâu, tóc bạc hóa đen. Hà thủ ô trắng còn là vị thuốc điều trị cảm sốt rất tốt.
Tổng hợp: caycanh247.com