Đặc điểm của cây kim ngân, ý nghĩa và cách chăm sóc cây 

Đặc điểm của cây kim ngân với chùm quả đỏ sum sê của mình là cây trồng trang trí rất được yêu thích ở những nơi sang trọng. Đặc biệt, cây thường được chưng vào dịp Tết để cầu năm mới tài lộc. Xoay quanh cây cảnh này còn nhiều thông tin thú vị, các bạn có thể tham khảo ở bài viết dưới đây.

Nguồn gốc – tên gọi và đặc điểm

Nguồn gốc – tên gọi

Cây có tên khoa học là Ardisia Crenata, phân nhánh Myrsinaceae của họ Primulaceae (họ Anh Thảo). Nhiều tài liệu cho rằng cây xuất xứ từ Đông Á, một số khác lại khẳng định Kim Ngân Lượng nhập đến Việt Nam từ Nhật hoặc Trung Quốc.

Có thể bạn quan tâm:

Nguồn gốc - tên gọi và đặc điểm
Nguồn gốc – tên gọi và đặc điểm

Ở Việt Nam, tại các nhà vườn khác nhau sẽ có tên gọi khác nhau, như Châu Sa Kim, Bách Lượng Kim, Đại La Tán. Nó còn được biết đến bởi một loạt các tên như cây Cơm Nguội, Trọng Đũa, Berry Giáng Sinh, Holly Úc, San Hô Ardisia, Bụi San Hô, San Hô, Mắt Gà Mái,…

Xuất hiện tại nước ta những năm 1800, đa số các loài Ardisia có dạng bụi cao 2 – 3 mét, nhiều loại trong đó là thuốc quý. Tuy nhiên cây Kim Ngân Lượng thường được trồng trong nhà là cây cảnh nhỏ, chỉ cao tầm 30cm đến 1 mét.

Đặc điểm cây Kim Ngân Lượng

Cây Kim Ngân Lượng thuộc dạng thân gỗ bụi nhỏ sống lâu năm. Chiều cao của cây thường từ 30cm đến 2-3 mét. Lá cây mọc tỏa đều quanh cành và thân cây, hình bầu dục, nhọn ở đầu, mép lá uốn lượn, bề mặt lá xanh đậm, bóng nhẵn đầy sức sống.

Cây ra hoa màu trắng hoặc hồng với bao phấn màu vàng và mọc thành cụm ở nách lá và thường được bao phủ trong nhiều đốm đen.  Những bông hoa (ngang 4 – 6 mm) thường có năm đài nhỏ (dài 1-2,5 mm) với đầu tròn, năm cánh hoa và năm nhị hoa. Năm cánh hoa liên kết với nhau ở gốc và có đầu nhọn. Hoa nở vào giữa mùa hè, từ tháng 4-5 dày đặc quanh thân như những hạt châu sa.

Cây bắt đầu cho quả hai năm sau khi mọc. Quả hình tròn, nhỏ xíu như quả cà phê, có khi chỉ lớn hơn hạt tiêu một chút. Quả Kim Ngân Lượng lúc còn non màu xanh nhạt, xanh vàngi, sáng bóng, tụ lại thành chùm trĩu cây. Quả rất bền, từ khi đậu quả đến khi rụng cũng phải đạt 4-5 tháng. Quả thường chín vào tháng 9-12 hàng năm, đỏ mọng.

Đặc điểm cây Kim Ngân Lượng
Đặc điểm cây Kim Ngân Lượng

Ý nghĩa cây Kim Ngân Lượng

Ý nghĩa phong thủy cây Kim Ngân Lượng

Cây Kim Ngân Lượng trong phong thủy có tác dụng gì?

Theo quan niệm phong thủy, màu đỏ là màu tượng trưng cho sự may mắn. Cây trái sai quả trĩu cành là biểu hiện của ấm no, sung túc. Hội tụ cả hai điều đấy, Kim Ngân Lượng được xem là cây cảnh phong thủy mang lại nhiều năng lượng tích cực cho người trồng. Cây giúp gia chủ chiêu tài rước lộc, đem phú quý vào nhà.

Vào ngày lễ, ngày Tết, người ta hay thắt vài sợi chỉ đỏ hoặc nơ đỏ, treo thêm vài đồng tiền vàng để trang trí cho cây và chưng trong nhà cho thêm sáng bừng không gian. Cây không chỉ có khả năng xua đuổi u ám, xui xẻo, cầu chúc điềm lành trong năm mới mà còn có thể giúp thăng quan tiến chức, công việc phát đạt.

Cây Kim Ngân Lượng hợp mệnh gì?

Cây Kim Ngân Lượng cho quả đỏ rực trĩu cây nên thích hợp với người mệnh Hỏa (màu bản mệnh là màu đỏ). Bên cạnh đó, vì màu đỏ tương sinh mệnh Thổ, nên cây Kim Ngân Lượng hợp mệnh gì thì có thể trả lời thêm là mệnh Thổ. Mệnh Hỏa và Thổ trồng cây này trong nhà sẽ gặp nhiều thuận lợi may mắn hơn trong cuộc sống.

Mệnh Hỏa là những người sinh nhằm các năm: Mậu Tý (1948, 2008), Kỷ Sửu (1949, 2009), Bính Dần (1986), Đinh Mão (1987), Giáp Thìn (1964), Ất Tỵ (1965), Mậu Ngọ (1978), Kỷ Mùi (1979), Bính Thân (1956, 2016), Đinh Dậu (1957, 2017), Giáp Tuất (1934, 1994), Ất Hợi (1935, 1995).

Người thuộc mệnh Thổ tương ứng với những năm sinh như sau: Canh Tý (1960), Tân Sửu (1961), Mậu Thân (1968), Kỷ Dậu (1969), Bính Thìn (1976), Đinh Tỵ (1977), Canh Ngọ (1930, 1990), Tân Mùi (1931, 1991), Mậu Dần (1938, 1998), Kỷ Mão (1939, 1999), Bính Tuất (1946, 2006) và Đinh Hợi (1947, 2007).

Ý nghĩa cây Kim Ngân Lượng trong đời sống

Với vẻ đẹp kiêu kỳ mà rực rỡ của mình, Kim Ngân Lượng thích hợp trở thành cây cảnh trang trí ở nhiều nơi. Cây mini đặt bàn làm việc, quầy thu ngân, kệ cầu thang, … Cây lớn trồng chậu để ở phòng khách, văn phòng công ty, khách sạn, … Ngoài ra cây còn được trồng để trang trí nhà máy, công viên, nhà hàng,… làm tăng vẻ đẹp sinh động cho khuôn viên. Vào những dịp đặc biệt như lễ, Tết, ngày khai trương, khánh thành, tân gia, … cây cũng thường được chọn làm quà tặng.

Một số tài liệu chỉ ra rằng cây Kim Ngân Lượng còn có thể chữa vài căn bệnh thông thường như một vị thuốc nam. Lá cây nghiền nát thành nước ép được sử dụng trong điều trị các bệnh về da và đau tai. Nước ép từ rễ được sử dụng như một phương pháp điều trị chống sốt, ho và tiêu chảy, kích thích lưu thông máu.

Tuy nhiên, quả của cây này được cho là có chất độc gây hại với con người và vật nuôi. Chưa có nghiên cứu nào chính thống nên mọi người cần cẩn trọng khi trồng cây này trong nhà, không được tự ý sử dụng chữa bệnh nếu không có toa thuốc của bác sĩ.

Ý nghĩa cây Kim Ngân Lượng
Ý nghĩa cây Kim Ngân Lượng

Có thể bạn quan tâm:

Cách trồng cây Kim Ngân Lượng

Nhân giống

Cây Kim Ngân Lượng trong tự nhiên thường mọc ở rừng, sinh sản bằng hạt. Các hạt giống có thể được lan truyền bởi con người, chim (phân tán hạt giống sau khi ăn quả) và do chuyển động của nước (cuốn theo dòng nước sau mưa bão).

Trong các vườn ươm hoặc trồng cây làm cảnh tại nhà, Kim Ngân Lượng cũng thường được nhân giống bằng cách gieo hạt. Cây mới mọc lên sẽ cần nhiều thời gian và công chăm sóc nhưng sẽ sai quả và sức sống bền hơn

Đất trồng

Kim Ngân Lượng thích đất giàu mùn thoát nước tốt. Có thể trộn thêm vào đất trồng hỗn hợp phân bón lót, mùn cưa, xơ dừa để cây sinh trưởng tốt hơn. Nếu trồng cây trong chậu thì lưu ý chọn chậu trồng có lỗ thoát nước ở đáy để tránh ngập úng gây thối rễ chết cây.

Cách chăm sóc cây Kim Ngân Lượng

Ánh sáng

Cây tự nhiên xuất phát từ vùng ôn đới nhiệt đới, cận nhiệt đới, dưới tán cây rừng. Do đó, Kim Ngân Lượng ưa sáng bán phần, sống được dưới bóng râm hoặc ánh đèn huỳnh quang. Khi trồng trong nhà, nên trưng nơi có ánh sáng chiếu vào để cây có được lên màu đẹp.

Nhiệt độ, nước

Cách chăm sóc cây Kim Ngân Lượng thích hợp là trồng cây ở nhiệt độ từ 15 – 30 độ, và độ ẩm trung bình. Tuỳ vào điều kiện thời tiết, chỉ cần giữ ẩm vừa đủ là được. Thông thường, mùa hè cây trồng chậu thường cần tưới nhiều nhất 3 lần/tuần, mùa đông chỉ nên tưới 1 lần/tuần.

Người trồng cần bón phân cho Kim Ngân Lượng điều độ hàng tháng bằng các loại phân nhả chậm. Cây ít bị sâu bệnh, trồng trong nhà thì thỉnh thoảng bị phấn trắng, chỉ cần dùng khăn sạch lau là được. Nếu bệnh quá nặng, có thể dùng thuốc xịt muỗi phun, hoặc các thuốc trừ sâu nhẹ. Lưu ý là cần di chuyển chậu cây ra ngoài vườn không người hẵng phun thuốc.

Tin mới nhất

Tìm hiểu Đặc điểm của Cây Khế – Một Loài Cây Phổ Biến Ở Việt Nam

Cây Khế là một loài cây phổ biến ở Việt Nam, được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh...

Hướng Dẫn Phân Loại Cây Khế: Từ Khế Để Trồng Đến Khế Cảnh

Hướng Dẫn Phân Loại Cây Khế là một tài liệu hữu ích giúp bạn có thể phân biệt được...

Khám phá Công dụng của Cây Khế: Tại Sao Nó Là Quý?

Cây Khế là một loài cây phổ biến trong khu vực Đông Nam Á. Nó có nhiều công dụng...

Ý nghĩa của cây khế đối với đời sống của chúng ta là gì?

Cây Khế là một trong những biểu tượng phổ biến nhất của Đạo Phật. Nó được sử dụng để...

Dinh dưỡng có trong quả khế tốt cho sức khỏe như thế nào?

Tại sao dinh dưỡng có trong quả khế rất quan trọng cho sức khỏe của bạn? Đây là câu...

Đặc điểm của Cây Thông – Một Nhận Định Chi Tiết Chính Xác

Cây Thông là một loài cây phổ biến trong vườn đẹp, được sử dụng rộng rãi trong thiết kế...