Dừa là một loại cây được trồng phổ biến ở Miền Tây nước ta, đặc biệt có rất nhiều ở Bến Tre nên nơi đây được mệnh danh là xứ Dừa. Từng bộ phận của cây dừa rất giúp ít cho con người trong cuộc sống, vậy công dụng của cây dừa như thế nào?
Nguồn gốc của cây dừa
Dừa là cây thuộc họ cau có tên khoa học là Cocos Nucifera, thân cao và thẳng có chiều dài có thể lên đến 30m. Khi hỏi đến nguồn gốc xuất xứ của cây dừa thì không ai biết chắc chắn, và vấn đề này vẫn còn là tranh cãi, một số người cho rằng có nguồn gốc từ Nam Mỹ, còn rất nhiều người thì cho rằng nguồn gốc của cây dừa từ khu vực Đông Nam Á.
Có thể bạn quan tâm:
- Tác dụng chữa bệnh của cây dừa cạn có thể bạn chưa biết
- Cách trồng cây dừa và cách chăm sóc cây dừa hiệu quả
- Đặc điểm cây dừa, công dụng, kỹ thuật trồng và chăm sóc
Lúc đầu dừa được tìm thấy ở vùng nhiệt đới ẩm, phát triển rất tốt trên đất có cát và có khả năng chống mặn, nó là loài cây thích nơi có nhiều nắng và trung bình lượng nước mưa khá cao. Đó là lý do tại sau các bạn thường bắt gặp hình ảnh cây dừa xuất hiện nhiều gần các bãi biển.
Công dụng của cây dừa theo từng bộ phận
Phần lớn tất cả các bộ phận của cây đều có ít cho đời sống cụ thể như:
1. Xơ dừa, vỏ dừa
Xơ dừa là phần vỏ ngoài của trái dừa, được vỏ dừa bao quanh. Xơ dừa được sử dụng làm chất tạo lửa khi nấu bếp củi, bếp than bởi nó có khả năng bắt lửa rất tốt và cháy rất bền.
Bên cạnh đó, khói của xơ dừa được người dân sử dụng để xua đuổi ruồi muỗi khi đi rừng và đi biển rất hiệu quả và an toàn. Xơ dừa còn là nguyên liệu để làm các mặt hàng gia dụng rất tốt: bàn chải, dây thừng, đệm, ruột gối hay thảm,..
2. Gáo dừa – Công dụng của cây dừa
Tương tự xơ dừa, gáo dừa được người dân dùng thay cho củi, than để đốt cháy vì nó có khả năng cháy và bắt lửa cực kì tốt. Ngoài ra, nó có khả năng hấp thụ rất tốt nên nó là nguyên liệu chính của than hoạt tính gáo dừa, than gáo dừa, sản phẩm này được ứng dụng trong lĩnh vực khử mùi, hút ẩm, lọc nước,…
Trong sinh hoạt hàng ngày, thì gáo dừa có thể dùng làm gáo múc nước, làm bát ăn cơm hay những đồ mỹ nghệ mang lại giá trị kinh tế cao. Ngoài ra, nó còn được sử dụng trong âm nhạc cụ thể là nó là nguyên liệu của các nhạc cụ như đàn gáo dừa, trống,…tạo ra âm thanh vang vọng, thánh thót như tiếng vó ngựa.
3. Cơm dừa
Cơm dừa có người gọi là cùi dừa, là phần màu trắng bên trong, phần cơm dừa này có thể ăn trực tiếp, nếu cơm dừa cứng hoặc già thì được dùng làm nước cốt dừa có nơi gọi là sữa dừa, có hương vị béo ngậy rất bổ dưỡng.
Bên cạnh đó, cùi dừa khô còn được dùng làm mứt dừa đãi khách vào mỗi dịp Tết Nguyên Đán ở Việt Nam hoặc làm dầu dừa có tác dụng dưỡng tóc, dưỡng mi rất hiệu quả. Có thể dùng để chế biến các món ăn hàng ngày như ăn kèm bánh đa, kho thịt,… tạo nên hương vị đặc biệt.
4. Nước dừa – Công dụng của cây dừa
Nước dừa là một loại đồ uống giải nhiệt, thải độc, giàu chất dinh dưỡng, giải khát vào mùa hè được mọi người yêu thích. Đặc biệt rất tốt cho phụ nữ mang thai, khi mẹ bầu uống nhiều nước dừa giúp có nhiều nước ối hỗ trợ các mẹ vượt cạn dễ dàng hơn.
Trong nước dừa chứa rất nhiều đạm, đường, vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa cần thiết cho cơ thể. Nhưng hàm lượng Kali trong nước dừa rất dồi dào, nên các bác sĩ khuyến cáo không nên uống nhiều trong một ngày và hạn chế uống khi ra mồ hôi nhiều, lao động nặng.
Ngoài ra nước dừa không độc, có vị ngọt ấm, giải nhiệt, giúp tăng cường khí lực rất tốt khi cảm nắng, có tác dụng cầm máu tốt khi bị thổ huyết. Dưới đây là những bài thuốc mà bạn có thể áp dụng tại nhà:
– Khản tiếng: Sử dụng 8g rau má, một cốc dừa non. Sau đó lấy nước dừa pha với nước cốt rau má rồi cốt.
– Kiết lỵ cấp tính: Dùng nước dừa tươi 1 quả, 50g rau má, thực hiện như cách trên.
– Nôn mửa: Sử dụng 1 chén rượu nho, 2 chén nước dừa, 10 giọt nước cốt gừng, trộn đều rồi uống.
– Viêm thận phù nề: Sử dụng nước rễ tranh, nước rễ cỏ lau, nước dừa mỗi loại 30g, trộn đều và uống
Ngoài ra, nước dừa có tác dụng tốt cho cơ thể như bôi trơn các khớp, khử độc do rượu, suy dinh dưỡng, trị chứng cam hay hoại tử ruột do thương hàn,..
5. Lá dừa
Lá dừa là nguyên liệu trong các vật dụng gia đình như thảm, chỗi, giỏ,..Ngoài ra, ở vùng Tây Nam Bộ nước ta lá dừa còn được sử dụng nhiều để lợp nhà hoặc ken lại với nhau thành phên để dựng hai bên nhà thay cho tường.
Bên cạnh đó, các gân lá có độ cứng được dùng làm bó chỗi rán dùng quét nơi đất cứng hoặc sàn nhà, hoặc dùng làm que xiên nướng thịt trong ẩm thực. Ngoài ra có thể cắt từng khúc vừa dùng thay cho tăm cũng được nhiều người dân quê sử dụng.
Có thể bạn quan tâm:
- Cây hà thủ ô – Dược liệu quý cho sức khỏe con người
- Cây hạnh phúc trồng, chăm sóc thế nào để cây phát triển tốt
6. Thân cây dừa
Phía trên ngọn nằm bên trong thân dừa là phần lỗi có màu trắng đẹp mắt ăn vào có vị ngọt đặc trưng của miền Tây được người dân gọi với cái tên dân dã là củ hủ dừa, có thể ăn không, ăn với cơm, làm nhân bánh xèo rất nổi tiếng ở Tây Nam Bộ.
Thân cây dừa sau khi thu hoạch được gọi là cừ dừa, cừ dừa có rất nhiều công dụng vì nó có độ cứng, bền sử dụng được lâu như làm cầu, chặn đê, kè mương,…Còn những thân cây cao to thì được sử dụng trong việc dựng nhà hoặc làm thành các đồ mỹ nghệ trang trí rất được ưa chuộng hiện
7. Rễ cây dừa
Bạn sẽ nghĩ rằng rễ cây dừa sẽ bị bỏ đi vì nó không có công dụng đúng không? Bạn đã sai, rễ cây dừa là một nguyên liệu rất hữu ích vì nó có thể làm thuốc nhuộm, sử dụng bằng cách đập dập rễ sau đó đun sôi để tạo màu. Ngoài ra rễ dừa còn được dùng làm thuốc trị các bệnh tiêu chảy và bệnh lỵ.
Trên đây là danh sách những Công dụng của cây dừa có thể bạn chưa biết. Mỗi bộ phận của cây dừa sẽ có những công dụng khác nhau. Theo dõi thêm các bài viết khác của mình để biết thêm nhiều thông tin hơn nhé!