Cây xương rồng mọc rất nhiều trong thế giới tự nhiên hiện nay, với nhiều sự liên quan về phong thủy khiến người ta bị thu hút mạnh mẽ và muốn hiểu rõ về loài cây này. Tính chất của xương rồng là sự vươn lên khó khăn, sự bất khuất trong cuộc sống. Cùng tham khảo chi tiết hơn về cách trồng, cách chăm sóc qua bài viết này để có thêm kiến thức hữu ích cho chính mình.
Hiểu về cây xương rồng và tác dụng của nó là gì?
Cây xương rồng được mọc khắp nơi trên thế giới thuộc dòng họ Cactaceae, với tính chất của nó thì cây chỉ sống ở những nơi có điều kiện khí hậu khô nóng như sa mạc, vùng nhiệt đới,.. Xương rồng được biết đến một đặc điểm hàng đầu là lá biến thành gai để hạn chế sự thoát hơi nước, sống bất khuất ở những nơi khô hạn, khắc nghiệt.
Sự ra đời của xương rồng được nghiên cứu và cho biết có rất nhiều loại khác nhau với những hình thái khác nhau. Những loài xương rồng hàng đầu được biết là xương rồng tai thỏ, xương rồng hình tròn, bát tiên phong thủy, xương rồng trạng nguyên,… Những loài cây xương rồng đều có những đặc điểm khác nhau có sức chịu rất tốt phù hợp cho việc chăm sóc dễ dàng.
Xương rồng là loài cây có tuổi thọ cực cao và sống rất bền vững, xương rồng rất dễ sinh sản và có hoa. Hoa của xương rồng thường nở rất chậm, mọc theo chu kỳ trong năm. Hoa xương rồng được đánh giá rất đẹp với nhiều gam màu sinh động và rực rỡ như vàng, cam, đỏ,..
Vốn mạnh mẽ đương đầu với mọi điều kiện thời tiết, xương rồng chứa các chất kháng viêm mà khi ăn vào có thể giúp bạn nâng cao sức khoẻ. Tác dụng của nó phải kể đến như chống viêm loét, giảm cân, hỗ trợ đường tiêu hoá, phòng chống ung thư, tiểu đường…
Các loại xương rồng được ưa chuộng nhất
Trồng xương rồng được nhiều người yêu thích bởi dễ chăm sóc, cũng có sự đa dạng ở chủng loại. Có nhiều giống cây xương rồng khác nhau mà chúng ta có thể cân nhắc lựa chọn. Trong đó phải kể tới những loại quen thuộc, được yêu thích nhất như:
Xương rồng bánh sinh nhật
Mang hình dáng tròn đặc trưng, cùng sự mũm mĩm tạo nên cảm giác thích thú, đáng yêu cho loại xương rồng này. Cũng vì hình dáng đặc trưng mà chúng được gọi với cái tên hết sức thú vị này. Với hoa khi nở màu hồng rực đẹp mắt càng giúp nó được yêu thích hơn nữa.
Cây xương rồng tuyết
Đặc trưng của xương rồng tuyết là chăm sóc vô cùng đơn giản, không mất quá nhiều công sức. Sở hữu hình dáng đẹp mắt, vô cùng khác biệt thì đây là một trong số những loại được chọn mua nhiều nhất. Cây này được trồng để trang trí không gian mà con người muốn, cũng giúp thanh lọc không khí, hấp thụ được bức xạ điện tử tốt.
Xương rồng núi
Với loại cây này chúng ta sẽ thấy được đặc điểm nổi bật chính là hình dáng như quả núi mà nó sở hữu. Mỗi chậu xương rồng nhỏ nhắn mang tới một chậu cảnh nhỏ xinh đặp ở bàn làm việc, hay ban công,… tô điểm cho không gian sống, làm việc của con người.
Xương rồng tai thỏ
Hình dáng đặc trưng giúp chúng có tên gọi vô cùng thú vị này. Đặc biệt hơn cả, ngoài giá trị làm cảnh thì giống xương rồng này còn được còn người dùng làm thực phẩm, hay thậm chí là làm thuốc.
Tiêu chuẩn trong chăm sóc xương rồng cơ bản
Thông thường, xương rồng làm cảnh đều được trồng sẵn bán ra thị trường. Bởi thế, tùy thuộc vào sở thích mỗi người có thể cân nhắc chọn giống cây xương rồng mà mình thấy ưng ý nhất. Lúc này, tìm hiểu về cách thức chăm sóc trở thành vấn đề quan trọng hơn cả. Chỉ khi chăm sóc đúng chuẩn mới giúp cây sinh trưởng tốt, cho hoa đẹp.
Yêu cầu trong tưới nước
Xương rồng là giống cây có nguồn gốc từ sa mạc. Bởi thế, nó có khả năng thích nghi hiệu quả với môi trường sống khô hạn. Việc cân đối ở lượng nước tưới cho xương rồng trở thành vấn đề cốt lõi mỗi người cần chú ý. Trong đó, một vài vấn đề chính cần quan tâm là:
- Lượng nước tưới cần cân đối phụ thuộc vào môi trường, thời tiết, loại chậu trồng, loại xương rồng mà bạn lựa chọn.
- Khi tiến hành tưới nước hãy chú ý quan sát phần đất có thực sự khô hay không mới tiến hành tưới.
- Chú ý chỉ tưới lượng nước vừa đủ để ngấm tới rễ cây, khả năng ngấm tới 3-4 độ sâu của chậu trồng là hợp lý.
- Sử dụng nước tưới có độ pH trung bình như nước mưa, hoặc nước máy khi tưới.
- Tưới nước cho xương rồng cân đối tần suất từ 2 – 3 lần nếu để ở ban công, nơi ít mưa. Trong khi đó, nếu để trong nhà thì duy trì tưới 1 lần/ tuần là phù hợp.
Ánh sáng và không khí cho cây xương rồng
Đối với cây này khi trồng bên cạnh tưới nước thì đảm bảo ở yếu tố không khí, cũng như ánh sáng là yêu cầu bắt buộc. Giống xương rồng có đặc trưng là ưa sáng, lý tưởng nhất là ánh sáng vào buổi sáng sớm. Vì vậy, đảm bảo cây có nhận khoảng 50% lượng ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp lên chúng mỗi ngày là phù hợp.
Tuy nhiên, đối với cây con thì phơi nắng mỗi ngày từ 1 – 2 giờ đồng hồ là hợp lý. Ngoài ra, cần cho ra phơi nắng thường xuyên giúp cây phát triển, cũng không để cây bị phơi nắng đột ngột sẽ khiến da cây bị cháy. Hãy đưa ra nắng 2 – 3 ngày/ lần với cây thường để trong nhà, trong bóng râm. Đảm bảo cung cấp đủ ánh sáng tạo điều kiện cho cây phát triển tốt, mạnh mẽ hơn.
Yêu cầu đối với nhiệt độ
Khi phát triển trong tự nhiên thì cây xương rồng có thể chịu được nhiệt độ cao lên tới 50 độ C. Song nhiệt độ lý tưởng nhất để cây sinh trưởng sẽ là 15 – 28 độ C. Nhiệt độ quá thấp, hay lên quá cao đều có tác động tiêu cực, thậm chí khiến xương rồng ngừng phát triển. Vì vậy, bạn cần chú ý đặt cây ở không gian phù hợp, với nhiệt độ lý tưởng nhất.
Dinh dưỡng cho cây xương rồng
Đối với trồng cây xương rồng cần chú ý cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây. Nhờ vào việc bón phân chúng ta có thể hỗ trợ giúp cây cảnh mà mình trồng có được điều kiện sinh trưởng hoàn hảo nhất:
- Đối với cây con cân nhắc dùng một số loại phân bón như NPK 16-16-8, hoặc NPK 20-20-15.
- Đối với cây khi tăng trưởng cân nhắc dùng các loại phân bón như NPK 18-19-30, hay phân bón NPK 20-30-20.
- Khi cây trong giai đoạn ra hoa bón thêm một số loại như NPK 10-60-10m hoặc NPK 18-19-30.
Khi bón phân bạn cần chú ý sử dụng liều lượng khoảng 1 – 1.5g pha vào 1 lít nước tưới cho cây. Tần suất tưới duy trì từ 10 – 15 ngày/ lần nhằm cung cấp đủ, phù hợp dưỡng chất cho xương rồng.
Điều cấm kỵ khi trồng cây xương rồng
Khi trồng cây xương rồng, nhất là những người chơi hệ phong thủy thì phải biết được những điều cấm kị cũng như những điều nên tránh để tạo nên nhiều hiệu quả cho việc trồng xương rồng:
- Hạn chế tưới nước vì xương rồng có gai hạn chế sự thoát hơi nước, việc tưới nhiều nước sẽ làm xương rồng ngập úng và chết.
- Đặt ở những nơi có ánh sáng thích hợp, tránh ở những chỗ thiếu ánh sáng, tăm tối.
- Không đặt ở phòng ngủ vì phong thủy của xương rồng không được tốt, gây ra những tổn thương cho con người.
- Không nên đặt ở phòng khách, nó sẽ làm xóa bỏ những năng lượng tốt, tích cực vốn có trong phòng khách.
- Không nên đặt gần với những chỗ có trẻ nhỏ qua lại, gai nhọn của xương rồng sẽ làm nguy hiểm không đáng có.
- Không nên đặt ở gần bếp nấu ăn vì không gian không thích hợp cho sự phát triển của xương rồng.
Có thể bạn quan tâm:
- Lan đột biến là gì? cách nhận biết chuẩn loài hoa này
- Cây chó đẻ mọc hoang sở hữu nhiều công dụng bất ngờ
Kết luận
Cây xương rồng đem lại nhiều điều thuận lợi cũng như mang lại sự tích cực cho mọi người trong cuộc sống. Lựa chọn loại xương rồng mà bạn yêu thích, chăm sóc đúng cách. Từ đó, mỗi người sẽ có được chậu cảnh nhỏ xinh vô cùng ưng ý cho không gian sống, hay nơi làm việc của chính mình.