Cây Tùng la hán – Cây trồng mang nhiều ý nghĩa đặc biệt

Cây Tùng la hán là một loại cây cảnh cực kỳ nổi tiếng được rất nhiều người yêu thích. Nếu như trước đây nó chỉ được trồng tại những gia đình quyền quý như cung đình, quan lại quý tộc thì hiện nay nó đã dần trở nên phổ biến hơn. Mặc dù vậy nhưng vẫn có không ít người còn cảm thấy băn khoăn về ý nghĩa, tác dụng cũng cũng cách chăm sóc, vì vậy hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Cây Tùng la hán – Tìm hiểu về giống cây quý

Là cây họ thông tre, cây Tùng la hán có xuất xứ nguồn gốc từ Trung Quốc, Nhật Bản. Loại cây này thường xuất hiện ở các gia đình giàu có, mang đến sự thịnh vượng cho gia chủ. Vẻ ngoài ấn tượng và ý nghĩa độc đáo giúp cho cây tùng ngày càng được ưa chuộng.

Ngoài tên là Tùng la hán thì nó còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như tùng vạn niên, la hán tùng. Được gọi là Tùng la hán vì quả của giống cây này tương tự như những bức tượng của các vị la hán xuất hiện trong chùa. 

Tại Việt Nam thì trước đây loại cây Tùng la hán này chỉ được trồng ở những gia đình quyền quý. Nhưng thời điểm hiện tại thì giá bán đã giảm xuống nhờ công nghệ phát triển rộng hơn nên phổ biến hơn. Giống cây này có tuổi thọ cao, kèm theo đó chính là khả năng thích nghi với môi trường cực tốt, Kèm theo đó chính là một tốc độ sinh trưởng ổn định nên được trồng nhiều ở công viên hay cổng chùa.

Tùng la hán lá ngắn và Tùng la hán lá dài chính là 2 giống cây tùng được trồng phổ biến nhất hiện nay. Loại cây này là thực vật thân gỗ nhỏ, cành lá xanh tốt, thân xù xì. Trong tự nhiên thì cây có chiều cao trung bình khoảng từ 10m cho đến 15m. Nhưng đối với những cây được trồng trong chậu chỉ có kích thước từ 2m cho đến 4m.

Cây tùng la hán - một giống cây quý
Cây tùng la hán – một giống cây quý

Cây Tùng la hán có hoa không?

Hoa của cây Tùng la hán thường có dạng xòe và vào tháng 5 thì hoa sẽ nở. Loại cây này có hoa đơn tính trong đó gồm có cả hoa cái và hoa đực. Điểm đặc biệt nhất của hoa cái đó chính là có 4 vảy dạng tuyến phía dưới cộng thêm 4 đài hoa to. Hoa có màu trắng đục, hình cọc và có sợi.

Về quả của Tùng la hán thì có màu đỏ với điểm đặc biệt nhất đó là rất giống với tượng la hán. Và quả của loại cây này có thể ăn được với vị thơm, chua ngọt cùng rất nhiều chất dinh dưỡng.

Trong phong thủy thì Tùng la hán mang ý nghĩa gì?

Như nhiều giống cây họ tùng khác thì Tùng la hán cũng mang một ý nghĩa tốt đẹp giống như cây tùng. Là họ nhà cây được đứng đầu trong bộ tứ tùng – cúc- trúc – mai là giống cây biểu tượng cho ý nghĩa tốt lành.

Trước đây thì cây tùng thường được ví như một người quân tử, bởi cây tùng có được những phẩm chất như một người chính nhân quân tử. Hiếm có giống cây nào như cây tùng mà có thể mọc hiên ngang. Dáng của cây Tùng la hán là trực, cứng cỏi, thế thẳng tạo nên vẻ cao sang và thế khí. Cây tùng vẫn không hề xiêu vẹo vẫn luôn đứng thẳng cho dù mưa giông bão tố.

Cây vẫn luôn khỏe mạnh và xanh tốt cho dù có được trồng vào mùa nào đi chăng nữa Có thể nói loại cây này có sinh lực sống cao đến kỳ lạ. Loại cây này chính là biểu tượng của một ý chí kiên cường với khả năng chống được mọi điều khắc nghiệt mà sức sống vẫn luôn căng tràn.

Cành lá của cây tùng khá đẹp quanh năm luôn xanh tốt nên nó giúp cho gia đình có thêm nhiều may mắn và tài lộc. Thế tùng hiên ngang giúp cho gia chủ có thể gia tăng sự vững chắc và khí thế. Ngoài ra thì nó còn được xem như một giống cây có thể xua đuổi tà khí và cả những thứ xấu xa.

Cây Tùng la hán thường nở hoa vào tháng 5
Cây Tùng la hán thường nở hoa vào tháng 5

Hướng dẫn cách trồng cây Tùng la hán đầy đủ nhất

Về giống cây trồng Tùng la hán sẽ được gieo theo 3 cách như sau: tách bụi, chiết cành và gieo hạt. Trên thực tế thì phương pháp đang được áp dụng nhiều nhất đó chính là chiết cành bởi cách thức thực hiện đơn giản mà người dùng có thể làm bất cứ khi nào mình muốn. Do đó dưới đây sẽ là những hướng dẫn chi tiết dành cho bạn trong phương pháp chiết cành tùng:

Bước 1: Lựa chọn cành phù hợp

Khi chọn nên chọn những cành khỏe mạnh, tươi tốt với sự phát triển đầy đủ. nên chú ý để không lựa chọn những cành bị dị dạng hay sâu bệnh. Để thời gian trồng được tiết kiệm bạn nên chú ý chọn cành có đủ chồi và mắt. Hơn nữa việc lựa chọn kỹ càng còn giúp cây tăng khả năng sống hơn.

Bước 2: Tiến hành các bước khoanh vỏ

Ở cành tùng chiết bạn sẽ khoanh bỏ một phần vỏ. Chú ý thực hiện cẩn thận không để bị xước như vậy sẽ khiến cho các mạch dẫn dinh dưỡng lẫn nước của cành. Để đảm bảo sự an toàn tốt nhất bạn nên sử dụng đến các loại vật liệu chuyên dụng.

Tùng la hán có ý nghĩa như thế nào về mặt phong thủy
Tùng la hán có ý nghĩa như thế nào về mặt phong thủy

Bước 3: Làm bầu đất

Trộn đều đất bùn cộng thêm trấu và mùn cưa để làm hỗn hợp bầu đất. Bọc phần cành đã khoanh vỏ bằng túi ni lông sau đó đục thêm một lỗ thoát nước. Về độc ẩm của đất trong bầu phải ở mức vừa phải. Để cành chiết không bị thối thì không được quá ướt mà cũng không được quá khô.

Bước 4: Tách cây

Phần khoanh vỏ sẽ mọc thêm nhiều rễ cây hơn sau một thời gian. Khi quan sát thì cây vẫn phát triển bình thường xanh tốt tức quá trình thực hiện của bạn thành công. Bạn có thể mang trồng xuống đất sau khi cắt phần bầu để thành cây con.

Chi tiết cách giúp chăm sóc cây Tùng la hán

Tùng la hán là giống cây có tính thích nghi tốt với nhiều điều kiện thời tiết khác nhau với tốc độ sinh trưởng khỏe mạnh. Thường thì cây sẽ không yêu cầu người trồng phải quá chú ý hay chăm sóc. Nhưng nếu như bạn cây phát triển với tốc độ ổn định cần lưu ý đến các điểm như sau:

Tùng La hán giống cây có tốc độ sinh trưởng khoẻ mạnh
Tùng La hán giống cây có tốc độ sinh trưởng khoẻ mạnh

Về đất phù hợp để trồng cây Tùng la hán

Đất là yếu tố quan trọng quyết định đến tốc độ sinh trưởng và phát triển của bất cứ giống cây trồng nào. Do đó bạn có thể chọn đất thịt có giàu chất dinh dưỡng, đất vườn với độ PH trung bình.

Ngoài ra thì mức độ tơi xốp và thoáng cũng là yếu tố quan trọng khi trồng Tùng la hán. Cây rất dễ gặp phải tình trạng thối rễ khi ứng nên chú ý thường xuyên xới gốc để đảm bảo tính năng thoát nước cho cây.

Về tưới nước 

Cây Tùng la hán cũng là giống cây không ưa nước như những cây họ kim khác. Do đó để đảm bảo sự phát triển của cây thì mỗi tuần bạn chỉ nên tưới nước 1 lần là đủ. Để làm sạch lá vừa khống chế lượng nước đối với cây tùng cảnh thì bạn nên dùng vòi xịt. Nhưng đối với những cây lớn trong vườn bạn có thể dùng vòi nước phun xuống gốc.

Về ánh sáng

Cây đều có thể phát triển cực kỳ ổn định cho dù là môi trường bên ngoài ánh sáng hay môi trường bóng râm. tuy nhiên những người trồng cây cần tránh không nên để cây sống dưới nước. Ngoài ra ở những môi trường sống cực đoan như trong bóng tối hay khu vực có quá nhiều ánh sáng. 

Cây Tùng la hán không ưa nước
Cây Tùng la hán không ưa nước

Có thể bạn quan tâm:

Kết luận

Như vậy, bài viết trên đã tổng hợp tất cả thông tin về cây Tùng la hán, cách trồng và cách chăm sóc đã được chia sẻ trong bài viết. Mong rằng đó sẽ là những kiến thức quan trọng để bạn có thể sử dụng đến mỗi khi cần thiết và có thêm những thông tin hữu ích cho bản thân.

Tin mới nhất

Tìm hiểu Đặc điểm của Cây Khế – Một Loài Cây Phổ Biến Ở Việt Nam

Cây Khế là một loài cây phổ biến ở Việt Nam, được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh...

Hướng Dẫn Phân Loại Cây Khế: Từ Khế Để Trồng Đến Khế Cảnh

Hướng Dẫn Phân Loại Cây Khế là một tài liệu hữu ích giúp bạn có thể phân biệt được...

Khám phá Công dụng của Cây Khế: Tại Sao Nó Là Quý?

Cây Khế là một loài cây phổ biến trong khu vực Đông Nam Á. Nó có nhiều công dụng...

Ý nghĩa của cây khế đối với đời sống của chúng ta là gì?

Cây Khế là một trong những biểu tượng phổ biến nhất của Đạo Phật. Nó được sử dụng để...

Dinh dưỡng có trong quả khế tốt cho sức khỏe như thế nào?

Tại sao dinh dưỡng có trong quả khế rất quan trọng cho sức khỏe của bạn? Đây là câu...

Đặc điểm của Cây Thông – Một Nhận Định Chi Tiết Chính Xác

Cây Thông là một loài cây phổ biến trong vườn đẹp, được sử dụng rộng rãi trong thiết kế...