Cây thủy tùng – Giống đây cảnh mang ý nghĩa phong thủy tốt

Cây thủy tùng giống cây trưng bày khá quen thuộc với những người chơi cây cảnh. Hầu như mọi người chúng ta đã ít nhất một lần bắt gặp và nhìn thấy qua giống cây này. Tuy nhiên không phải ai cũng biết thông tin cũng như các đặc điểm hình thái của giống cây này , thường chỉ có những người chơi cây cảnh hoặc có đam mê với bộ môn trồng cây thì mới biết qua. Tuy nhiên điều đó vẫn chưa đủ cho nên đó là lý  bài viết này xuất hiện nhằm mang đến những kiến thức mới cho mọi người.

Thông tin và nguồn gốc của cây thủy tùng

Cây thủy tùng (thông nước) là giống cây cảnh thuộc loại cây quý hiếm, đẹp và có giá trị cao. Giống cây thân nhỏ gọn và mềm thường để trưng bày và trang trí nhà cửa, một số giống có thân to ngoài tự nhiên cao tới 30m. Glyptostrobus pensilis và Asparagus setaceus là tên khoa học của chúng.

Bên cạnh đó giống cây cây thủy tùng có thêm rất nhiều giống loài khác cùng họ với nó, hiện nay trong tự nhiên có tổng cộng 3 loại thủy tùng đó là thủy tùng xanh, thủy tùng đỏ và kim thủy tùng. Thủy tùng ngoài tự nhiên có hình dáng rất to nên nhiều người khi bắt gặp ngoài đời sẽ vô cùng bất ngờ và khó có thể nào nhìn ra nó nếu như chỉ nhìn sơ qua. 

Cây thủy tùng tự nhiên to và lớn
Cây thủy tùng tự nhiên to và lớn

Cây thủy tùng là gì? Và cấu tạo của nó

Cây thủy tùng là loại cây thuộc họ nhà lá kim giống như lá của cây thông nhưng nhỏ và mỏng hơn, mọc theo bụi nhỏ và thân mỏng.  Cây tương đối mọc khá nhiều cành nhỏ tách biệt với nhau dài và dáng cân đối. Lá của cây có  hình tam giác mọc đều nằm sát nhau, thân và lá có màu xanh đậm đầy sức sống rất bắt mắt người nhìn nên nó rất được ưa chuộng dùng làm cây cảnh trưng ở nhà.

Tuy đa số thủy tùng có thân mỏng và mảnh nhưng do sở hữu nhiều nhanh mọc dài và chụm vào nhau nên sức bền của cây tương đối tốt có thể bảo vệ được cây dưới một số tác động. Ngoài ra các giống thủy tùng tự nhiên thì lại có thân vô cùng to lớn trái ngược với thủy tùng cảnh mà ta thường biết. 

Điều ít ai biết là thủy tùng cũng có hoa và quả. Cây ra hoa thành những chùm li ti ở đỉnh các ngọn các cây. Hoa có màu trắng ngà, mỗi chùm thường có một đến bốn bông hoa. Đặc biệt hoa của cây này thuộc loại lưỡng tính và thường ra hoa vào mùa hạ. Còn quả của thủy tùng thì mọng có màu đen tím, ít hạt và chỉ tầm ba hạt trở xuống. Thường quả sẽ chuyển thành xanh đen khi hoa tàn. 

Cây thủy tùng có mấy loại?

Thủy tùng hiện nay có ba loại đó là thủy tùng xanh, đỏ và kim thủy tùng ( còn được gọi là cây măng leo ). Thủy tùng trong tự nhiên thường là thủy tùng xanh và thủy tùng đỏ có thân rất lớn. 

Để nói về sự khác biệt rõ nhất mà người ta thường so sánh ở hai loài này là chất lượng gỗ mà thủy tùng xanh cho luôn tốt hơn rất nhiều so với gỗ của thủy tùng đỏ. Còn phần của kim thủy tùng chủ yếu là do được trồng với số lượng phổ biến hơn do cây nhỏ gọn, chiều cao tương đối chỉ từ 30 cm. Cây sở hữu vẻ đẹp bắt mắt và ưu điểm là dễ trồng nên thường được sử dụng để làm trang trí trong nhà.  

Ý nghĩa của cây thủy tùng

Người trồng thủy tùng thường quan tâm đến các ý nghĩa của cây. Cây thủy tùng mang ý nghĩa thể hiện sự dẻo dai và tràn đầy sức sống. Ngoài ra nó còn thể hiện cho sự bền bỉ, vững chắc, ý chí kiên cường không bỏ cuộc nản chí trước các khó khăn gặp phải. 

Cây còn đại diện cho sự thanh cao, thịnh vượng, bình an giúp gia chủ mang sự may mắn, tiền tài và phát lộc. Đây là loại cây rất có ý nghĩa phong thủy giúp xua đuổi những điều xấu, giúp gia chủ sinh khí làm ăn thuận lợi.

Mang nhiều ý nghĩa tốt và may mắn cho gia chủ
Mang nhiều ý nghĩa tốt và may mắn cho gia chủ

Phân biệt các loại cây thủy tùng

Như đã đề cập ở trên thì hiện nay thủy tùng có ba loại đó là thủy tùng xanh, thủy tùng đỏ và kim thủy tùng. Để có thể phân biệt cũng như nhận biết ba loại cây này thì dưới đây sẽ là một vài đặc điểm riêng biệt cũng như hình dáng và nơi ở của chúng.

Thủy tùng xanh

Cây thủy tùng xanh là loại cây nằm dưới lớp bùn, cho nên nó tồn tại trong môi trường ướt và khá ẩm do đó  khiến cho khối gỗ chuyển sang màu xanh đen vô cùng bắt mắt. Cây thường nằm sâu dưới lòng đất Tây Nguyên, hoặc thậm chí dưới lòng hồ thủy điện nên rất khó khai thác.

Thủy tùng xanh có thân to gỗ tốt nên thường được dùng đồ gia dụng cũng như một số vật phẩm khác liên quan tới gỗ. Do chất gỗ tốt nên loại cây này bị khai thác quá mức dẫn tới việc số lượng cây bị giảm sút nặng nề và vô cùng hiếm. 

Thủy tùng xanh ở môi trường tự nhiên
Thủy tùng xanh ở môi trường tự nhiên

Thủy tùng đỏ

Ngược lại với thủy tùng xanh thì cây thủy tùng đỏ lại sống ở điều kiện môi trường khô ráo, trên bề mặt đất liền. Cây cũng tương tự cho cung cấp gỗ cho việc khai thác. Tuy sống ở môi trường khô thoáng nhưng lại cho chất gỗ không tốt bằng thủy tùng xanh. 

Mặc dù như thế nhưng giá thành của loại gỗ này không phải rẻ mà lại có giá rất cao và cũng được ưa chuộng không kém gì. Do việc bị khai thác quá mức cũng làm số lượng cây giảm đi đáng kể do việc khai thác không được kiểm soát chặt.

Thủy tùng đỏ ở môi trường khô ráo hơn
Thủy tùng đỏ ở môi trường khô ráo hơn

Kim thủy tùng

Kim thủy tùng thì khác biệt hoàn hoàn hai anh em cùng họ với mình. Do thân nhỏ nhắn và mảnh mai chỉ thích hợp trong việc trồng làm cây cảnh nên số lượng của nó không bị ảnh hưởng mà lại còn được trồng phổ biến. Ngoài hình của cây khá nhỏ chỉ cao hơn 30cm, nhưng lại rất đẹp và bắt mắt.

Cây kim thủy tùng chỉ thích hợp làm cây cảnh để bàn hoặc trang trí các góc đẹp trong ngôi nhà làm tăng sự nổi bật. Ngoài ra nó còn mang ý nghĩa tốt mà lại còn cực kỳ dễ trồng và chăm.

Dễ trồng và dễ chăm nên được nhiều người lựa chọn
Dễ trồng và dễ chăm nên được nhiều người lựa chọn

Có thể bạn quan tâm:

Tại sao cây thủy tùng tự nhiên lại có giá trị cao?

Ngay lúc này, số lượng cây thủy tùng (thông nước) còn lại chỉ khoảng 100 cây ngoài tự nhiên. Do gỗ thủy tùng thuộc loại gỗ tốt và quý hiếm, có mùi thơm đặc trưng, gỗ mịn và không bị mối mọt ăn hay nứt nẻ…Gỗ thủy tùng lại dễ gia công thành phẩm dô xốp nhẹ thường sản xuất để làm mũ, nút chai và phích, phao cứu sinh. 

Trong thị trường người ta thường sử dụng hai loại gỗ của loại cây này là thủy tùng xanh và thủy tùng đỏ. Mỗi loại sẽ cho những đặc tính riêng tuy nhiên người tiêu dùng và các thợ mộc vẫn ưu tiên sử dụng gỗ của thủy tùng xanh nhiều hơn do chất lượng gỗ nó tốt hơn.

Ngoài việc dùng để khai thác gỗ thì nó còn là loại cây dược khá hữu ích chữa được nhiều bệnh. Một số bộ phận của cây khi chín thường được làm thuốc giảm sưng đau, chữa phong thấp và làm căng da.  Các vật dụng nội thất được làm từ gỗ luôn mang giá trị lớn do chất lượng mà nó mang lại rất tốt và sự khan hiếm của loại cây này

Tổng kết 

Đây là bài viết về toàn bộ những thông tin liên quan đến loài cây thủy tùng mang đến cho bạn một cái nhìn rõ hơn về loại cây cảnh này cũng như cập nhật thêm nhiều kiến thức mới toanh về cây cảnh cho bản thân mình. Nếu như bạn đang có nhu cầu trồng cây mà còn phân vân tìm kiếm một loại cây cảnh tốt mang nhiều ý nghĩa và dễ trồng. Thì sau khi đọc bài viết này chắc hẳn đã giúp bạn được phần nào trong sự lựa chọn loại cây phù hợp với mình. 

Tin mới nhất

Tìm hiểu Đặc điểm của Cây Khế – Một Loài Cây Phổ Biến Ở Việt Nam

Cây Khế là một loài cây phổ biến ở Việt Nam, được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh...

Hướng Dẫn Phân Loại Cây Khế: Từ Khế Để Trồng Đến Khế Cảnh

Hướng Dẫn Phân Loại Cây Khế là một tài liệu hữu ích giúp bạn có thể phân biệt được...

Khám phá Công dụng của Cây Khế: Tại Sao Nó Là Quý?

Cây Khế là một loài cây phổ biến trong khu vực Đông Nam Á. Nó có nhiều công dụng...

Ý nghĩa của cây khế đối với đời sống của chúng ta là gì?

Cây Khế là một trong những biểu tượng phổ biến nhất của Đạo Phật. Nó được sử dụng để...

Dinh dưỡng có trong quả khế tốt cho sức khỏe như thế nào?

Tại sao dinh dưỡng có trong quả khế rất quan trọng cho sức khỏe của bạn? Đây là câu...

Đặc điểm của Cây Thông – Một Nhận Định Chi Tiết Chính Xác

Cây Thông là một loài cây phổ biến trong vườn đẹp, được sử dụng rộng rãi trong thiết kế...