Cây măng cụt – một trong những loại cây ăn quả phổ biến ở nhiều quốc gia Châu Á, tiêu biểu như 1 số nước như Việt Nam, Malaysia, Thái Lan hay Indonesia. Giống cây mang lại năng suất cao vì vậy được bà con trồng rộng rãi để thu về lợi nhuận kinh tế. Chúng tôi sẽ bật mí ngay những cách trồng loại cây này, được chia sẻ từ chính nhà vườn để có thể mang thành phẩm giàu dinh dưỡng nhất ở bài viết này.
Cây măng cụt là gì?
Cây măng cụt là loại cây thuộc họ Bứa. Loại cây này phù hợp với điều kiện thời tiết nhiệt đới, quả có hương vị chua ngọt rất ấn tượng, được nhiều người đặc biệt yêu thích.
Quả măng cụt có kết cấu tinh tế, dạng cầu tròn chỉ nhỏ bằng quả cam. Tuy quả chỉ nhỏ như vậy nhưng cây lại thuộc loại thân gỗ khá cao, to. Có những cây được trồng cao đến 10 mét vì được trồng qua nhiều năm.
Tán cây rộng, lá dày, thuôn dài, màu xanh đậm, đây cũng là điểm thú vị nhất của giống cây này. Lớp vỏ của quả măng cụt khá cứng và dày. Quả lúc chín sẽ có lớp vỏ màu rượu vang xốp và dày. Bên trong lớp vỏ mafud dỏ này lại có màu trắng đặc biệt, hương thơm đặc biệt và chia thành nhiều múi.
Cây măng cụt mang lại giá trị kinh tế cao cho bà con nông dân, ngoài ra còn là loại quả có khả năng xuất khẩu đi nước ngoài rất lớn. Đây cũng chính là lý do vì sao rất nhiều địa phương khuyến khích bà con trồng loại cây này để gia tăng thêm thu nhập.
Các loại măng cụt phổ biến
Cây măng cụt tại Việt Nam hiện đang được bà con nông dân trồng rộng rãi để tăng thêm thu nhập. Chủ yếu bà con thường lựa chọn 1 trong 2 giống măng cụt sau bởi chúng sở hữu nhiều đặc điểm thích nghi với khả năng canh tác của bà con.
Cây măng cụt lái thiêu
Nhắc tới cây măng cụt, người ta nhớ ngay tới giống Lái Thiêu của Bình Dương. Đây là giống măng cụt có năng suất cao nhất, quả nào quả nấy tròn, to, nhiều múi. Ngoài ra, hương vị của chúng cũng có phần đặc biệt, ruột mềm, thơm ngon.
Vào những ngày đầu tháng 5, khi đặt chân tới mảnh đất này, mọi người sẽ được tận mắt chứng kiến cảnh măng cụt Lái Thiêu nở đỏ rực. Đây cũng chính là thời kỳ cây dễ bị sâu bệnh, cần có chế độ chăm sóc đặc biệt mới có thể cho ra năng suất cao.
Khi măng cụt chín là vào những ngày tháng 6, hương vị vô cùng đậm đà, thơm ngon. Tuy nhiên nếu để sang tháng 7, vị ngọt của măng cụt sẽ nhạt dần. Việt Nam tức trước tới nay chưa từng nhập khẩu măng cụt từ Trung Quốc, vì vậy người tiêu dùng có thể yên tâm sử dụng.
Cây măng cụt Thái Lan
Măng cụt Thái Lan là giống cây được bà con ưa chuộng và sử dụng để trồng trọt. Loại quả này có nhiều múi hơn cây Lái Thiêu, quả cũng dài hơn, ít hạt. Hương vị của loại măng cụt này chinh phục người dùng bằng một vị ngọt thanh, thơm, ngoài ra còn chứa nhiều dưỡng chất và vitamin, có lợi cho sức khỏe.
Chia sẻ cách trồng cây măng cụt được năng suất cao
Măng cụt là loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, có thể thu hoạch qua nhiều năm. Ngoài ra, xét về mặt phong thủy, loại cây này còn mang lại sinh khí cho gia chủ nếu như được trồng trước sân nhà.
Thiết kế vườn
Vườn để trồng măng cụt cần thiết kế theo dạng đường đồng sẽ thuận tiện hơn trong quá trình chăm sóc, trồng trọt, thu hoạch. Ngoài ra, tùy thuộc vào quy mô và diện tích cây trồng, bà con nông dân cũng cần thiết kế cây chắn gió sao cho hợp lý.
Đào hố trồng
Kích thước hố phù hợp nhất để trồng măng cụt là 60x60x60cm. Lưu ý rằng khi đào hố, bà con cần để riêng biệt, không được lẫn lộn giữa các loại đất mặt, đất dưới. Sau khi đào xong hãy trộn thêm 20kg phân hữu cơ đã ủ hoai mục lên đất mặt rồi mới bỏ xuống hố.
Phần đất ở dưới cuối cùng sẽ đắp lên trên mặt hố. Ngoài ra, trước khi trồng, cần bổ sung thêm 100 đến 200g NPK, 0.5 đến 1kg phân vôi bón lót. Giữ cho lớp đất ẩm để chờ sau 20 đến 30 ngày là có thể trồng cây. Thời gian này phù hợp để cây trồng sau này có khả năng đề kháng với sâu bệnh, sinh trưởng và phát triển tốt hơn.
Kỹ thuật bón phân
Ở thời kỳ cây măng cụt con, bà con phần bổ sung đồng thời phân hữu cơ hoai mục và vô cơ từ 2 đến 4 lần trong năm. Sau khi thu hoạch, tính từ năm thứ 10 trở đi, việc bón phân sẽ được chia ra làm 3 thời kỳ.
Lần 1 là bón ngay sau khi thu hoạch, bổ sung cho mỗi cây từ 20 đến 30 kg phân hữu cơ, NPK cho cây trồng. Lần 2 sau khi hoa đã nở được từ 30 đến 40 ngày, mỗi cây cần lượng phân bón NPK là chủ yếu. Lần 3 là sau khi cây vừa đậu trái, mỗi cây cần 2 đến 3kg phân NPK.
Cách chăm sóc
Để chăm sóc cây măng cụt phát triển ổn định, cho ra trái ngọt, bà con cần bổ sung nước đầy đủ trong giai đoạn cây con. Đặc biệt vào những tháng mùa khô, công tác này cần đặc biệt lưu ý mới có thể đảm bảo cây phát triển nhanh và khỏe mạnh, không bị còi cọc hay chết héo.
Vào lúc cây đã ra hoa và bắt đầu kết trái, măng cụt sẽ cần một lớp đất khô hạn trong khoảng từ 15 đến 20 ngày để phân hóa mầm hoa. Khi quả đã đủ độ lớn, độ ẩm của đất cần được đảm bảo từ 70 đến 90% để quả không bị giảm về mặt sản lượng và chất lượng.
Khi quả đã sắp chín, độ ẩm này chỉ cần giảm về khoảng 50 đến 60%. Nếu độ ẩm cao hơn, chất lượng quả chín ngược lại sẽ bị giảm, độ ngọt không đảm bảo, múi cũng không to và đều.
Măng cụt trồng bao lâu sẽ cho ra quả?
Thông thường, bà con trồng cây măng cụt sẽ bắt đầu từ hạt. Quá trình này mất khoảng từ 8 đến 10 năm tuổi mới có thể kết trái. Tuy nhiên, quá trình này cũng chỉ mang tính ước lượng, còn tùy thuộc rất nhiều vào phương pháp chăm sóc mới có thể ra trái ngọt.
Nếu muốn rút ngắn thời gian trồng trọt, chăm sóc, bà con có thể trồng bắt đầu từ cây ghép. Khi này, cây đã đạt từ 4 đến 5 tuổi là có thể áp dụng những phương pháp chăm sóc đặc biệt để cho ra trái.
Năng suất của măng cụt cũng sẽ bị thay đổi nếu phương pháp chăm sóc, trồng trọt của bà con không đảm bảo. Bên cạnh đó, những yếu tố như khí hậu, tuổi cây cũng sẽ tác động trực tiếp tới năng suất ra quả. Một cây non vào lần ra quả đầu tiên có thể ra từ 200 đến 300 quả. Tuy nhiên nếu cây đã trưởng thành, sản lượng có thể cho ra 500 quả mỗi mùa.
Một số loại bệnh thường gặp ở cây măng cụt
Trong quá trình chăm sóc, bà còn cần nhận diện 1 số loại sâu bệnh có thể xuất hiện. Việc nắm được thông tin này sẽ giúp bà con chủ động phòng ngừa, cho ra cây trồng có năng suất cao nhất.
Sâu vẽ bùa
Đây là một loại sâu non thường xuất hiện khi trồng măng cụt. Chúng sẽ ăn lớp biểu bì trên lá thành những đường ngoằn ngoèo, khiến bề mặt lá bị khô và rụng đi. Bướm khi đẻ trứng sẽ làm nhộng ở hầm lá, cần phun các loại thuốc như cyperan, Tronplus, confidor,…để trị bệnh.
Có thể bạn quan tâm:
- Cây sống đời – Ý nghĩa tuyệt vời mà giống cây này mang lại
- Cây thông – Loại cây biểu tượng của những ngày lễ Noel
Nhện đỏ
Loại sâu bệnh này khi trưởng thành sẽ có màu đỏ, tuy nhiên trước đó ấu trùng sẽ có màu nâu hoặc vàng nhạt. Chúng tấn công lên cả quả và lá, hút nhựa cây, tạo thành những chấm đỏ li ti, loang dần trên diện rộng.
Quả bị nhện đỏ tấn công sẽ cho ra chất lượng thấp, lá cũng rụng rần. Ngay khi quả còn non, loài nhện này đã xuất hiện và sống tập trung ở đáy trái và cuống trái. Vì vậy cần dùng thuốc đặc trị như Danitol, Trebon, Comite,…
Như vậy, có thể thấy rằng, trồng trọt và chăm sóc cây măng cụt cho đến lúc đơm hoa, kết trái cần đầu tư rất nhiều công sức. Vì vậy mỗi người nông dân đều cần bỏ ra tâm huyết để nghiên cứu và áp dụng vào thực tiễn mới có thể cho ra sản phẩm chất lượng.