Hầu như mỗi dịp tết đến xuân về, ta đều có thể bắt gặp những chậu hoa mai lớn nhỏ đủ kích cỡ ở mỗi ngôi nhà. Cây mai cũng giống với mọi loại cây hoa khác, đều có hương thơm, sắc hoa và hình dáng lộng lẫy… Nhưng tại sao người miền Nam lại dành một tình yêu mãnh liệt với cây mai mà không phải những loài cây khác? Cùng nhau làm sáng tỏ điều này qua bài viết.
Nguồn gốc và vẻ đẹp của cây mai
Hoa mai được biết đến từ lâu đời là những cây mọc hoang dã trên những vùng đất tự nhiên mà không có một sự can thiệp của con người. Từ rất lâu rồi khi nhân dân ta đi tìm kiếm để phát triển những vùng đất mới, họ đã phát hiện ra hoa mai. Sau đó, họ uốn nắn, trồng trọt, ươm giống những loài hoa này để họ cùng chiêm ngưỡng.
Khi xưa chưa có hoa mai, người Việt ta có thói quen trưng hoa đào mỗi dịp xuân về- một loài hoa đẹp với sắc màu riêng. Đến khi phát hiện hoa mai cũng nở rộ vào dịp Tết Nguyên Đán nên ông cha ta đã thuần hóa giống cây này về chưng, làm kiểng như hoa đào.
Loài mai này phân bố tự nhiên ở những vùng lân cận dãy Trường Sơn, những tỉnh kéo dài từ Quảng Nam đến Khánh Hòa. Song những nơi khác vẫn có nhưng số lượng không nhiều. Dần dần những cây mai được người dân thuần hóa, ươm giống một cách rộng rãi hơn ở các khu vực chủ chốt như làng mai Thủ Đức, Bến Tre…
Thú chơi mai có lẽ rất hợp với người dân miền Nam vì nhiều lẽ. Trước tiên, chăm sóc cây mai không quá cầu kỳ như các loại khác. Thích hợp với những người bận rộn trên thành phố hối hả. Cùng vì lẽ đó, mọi người chuộng mai vì sắc vàng là màu của hy vọng, phú quý, may mắn…tăng thêm tinh thần cho công ăn việc làm của ta.
Những đặc điểm cơ bản của cây mai
Đã tự xưng là một ông trùm chơi hoa mai mà không biết hết những bộ phận cũng như cấu tạo của loài hoa này thì thật là khó xử nhỉ? Vì vậy hãy cùng nhau dạo một vòng bài viết để có thể phần nào hiểu rõ hơn về chúng nha!
Phần rễ của cây mai
Là một loài cây có xuất xứ hoang dã nên bộ rễ của cây mai rất rắn chắc. Chúng có thể mọc ra từ thân và hạt một cách dễ dàng. Bộ rễ loại chùm có thể đâm sâu 2-3 mét và lan rộng ra mạnh mẽ là một ưu điểm giúp giống cây này thích nghi tốt với những môi trường khác nhau.
Phần thân cây
Hoa mai thuộc nhóm cây thân gỗ nên thân cây rất cứng cáp nhưng vẫn có thể uốn nắn thành những hình dáng bắt mắt qua đôi bàn tay của con người. Mặt thân xù xì, không trơn láng. Loại cây này được trồng kiểng trong chậu có độ cao khoảng từ 1-1,5 mét. Nhưng ở ngoài tự nhiên, thân cây có thể mọc cao tự do đến 10-20 mét.
Cành cây mai
Cây mai là cây nhiều nhánh, những nhánh đó rất khẳng khiu, không chắc chắn như các loài hoa khác. Nhưng nhờ thân cây vững vàng, chúng có thể uốn trên đó một cách thoải mái hơn để các nghệ nhân trồng mai tạo ra những thế đứng thật đẹp, thật bắt mắt người ngắm.
Lá cây mai
Cũng như bao loài cây khác, lá là bộ phận quang hợp để tổng hợp chất diệp lục cho cây. Vì thế, khi ta nhìn vào lá hoa mai mà màu thật xanh biếc thì ta chắc chắn những bông hoa của cây ấy cũng sẽ rất đẹp vì đầy đủ chất dinh dưỡng.
Ta có thể liên tưởng đến lá trà mỗi khi nhớ đến lá cây mai. Vì lá mai thon dài, có hình dạng răng cưa ở mép. Lá mai là loại lá đơn, chúng mọc đan xen lên nhau. Lặt lá mai đi vào đúng thời điểm là một kĩ thuật đòi hỏi rất cao ở người trồng mai. Chúng ta muốn hoa mai nở vào ngày Tết thật đẹp thì phải lặt lá thật đúng lúc!
Hoa mai
Yếu tố then chốt quyết định nên cây hoa ấy đẹp hay không chính là những bông hoa phải không? Và đúng như vậy! Hoa mai sẽ không khiến ta phải hụt hẫng khi thể hiện cho mọi người thấy một màu vàng tươi tắn đầy hy vọng mỗi khi Tết đến. Hoa mai mọc thành từng chùm, từng chùm. Cấu tạo của nụ hoa gồm 5 cánh mỏng manh, đôi khi có những bông hoa lên đến 10 cánh.
Cây mai đa dạng và phong phú
Trước khi còn mọc dại ở những vùng hoang vắng, ít người để tâm đến tên của các loại cây mai. Nhưng từ khi được ông cha ta thuần hóa thì khá đa dạng về tên các loài như: Mai Tứ Quý, Mai Cao Miên, Mai Chiếu Thủy, Hồng Mai, Bạch Mai, Song Mai,… Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những loài mai đang phổ biến nhất nhé!
Mai Tứ Quý
Đúng với cái tên của nó, cây mai này không chỉ nở vào mùa xuân mà cả quanh năm. Đặc biệt hơn cả, loài hoa này có thể nở đến tận 2 lần. Lần đầu, hoa sẽ có 5 cánh với ánh vàng cổ điển. Sau khi tàn, 5 đài hoa sẽ chuyển sang màu đỏ sẫm và chờ đợi vào lần nở sau với sắc đỏ mới lạ.
Mai Chiếu Thủy
Loại này chỉ cao khoảng 1,5 mét, gồm nhiều nhánh. Mai Chiếu Thủy có gốc cây khá to, là thì nhỏ nhưng khá dài và mọc theo từng cặp. Vẫn 5 cánh nhỏ nhưng với sắc trắng khá mới mẻ cùng hương thơm nhẹ nhàng. Mai Chiếu Thủy có tên như vậy vì đặc điểm cuống hoa của cây này thường hướng xuống dưới đất. Cây mai này rất thích hợp trồng trong những chậu nhỏ trang trí một góc nhà rất đẹp.
Bạch Mai
Thật đúng với cái tên của chính mình, Bạch Mai được ấn tượng bởi màu trắng tinh khôi đặc trưng khá giống với loài hoa sứ. Loài hoa này rất khó trồng nên rất được ưa chuộng vì độ khó cao thì ắt hẳn sẽ cho mọi người thấy một vẻ đẹp đến mê hồn. Thân cây cao khoảng 15m, được trồng tập trung ở Bến Tre, Tây Ninh,… Hoa gồm 6 đến 8 cánh khá dày, nhụy thì màu vàng rất đặc biệt.
Những lưu ý khi trồng cây mai cần phải biết
Là một loài cây luôn được mọi người trên thị trường “săn lùng” vì độ đẹp và sự may mắn mà nó mang đến cho gia chủ. Vì thế cây mai luôn là đối tượng háng đầu mà các nông dân quyết định đầu tư. Nếu bạn đang định đầu tư về cây mai hay chỉ đơn giản là trồng kiểng thì hãy nắm rõ những yếu tố quan trọng này, vì đó sẽ là nguyên nhân chính thành bại của ta trong việc trồng mai:
- Đất trồng: Đây là yếu tố đầu tiên quan trọng cũng như “dễ thở” cho các bạn vì mai rất dễ thích nghi với yếu tố này. Đất bazan, đất thịt, đất phù sa đều thích hợp. Nhưng về lâu về dài, thì ta nên trồng ở những vùng đất thoáng mát, không ngập úng vì rất dễ làm hư bộ rễ.
- Nhiệt độ:Mai rất thích hợp trồng ở miền Nam nước ta vì nhiệt độ lí tưởng của mai là 25-30 độ C, vì đôi khi nhiệt độ trên 30 độ, mai vẫn sống tốt. Nhưng nếu nhiệt độ thường xuyên xuống dưới 10 độ C như miền Bắc thì cây sẽ dần dần chết đi.
- Ánh sáng: Ánh sáng vẫn luôn quan trọng với mỗi loài cây. Đối với mai, điều kiện này hơi khắt khe một chút vì cây mai sinh trưởng tốt xấu đều tùy thuộc vào số giờ nắng mà nó “sưởi”. Số giờ nắng lí tưởng trong năm là khoảng 2000 giờ, khi đó bạn sẽ thấy cây mai phát triển rất tốt, rất ưng ý.
Có thể bạn quan tâm:
- Cây mâm xôi có những công dụng và giá trị dinh dưỡng
- Cây mít là gì? Lợi ích của cây mít với con người
Lời kết
Cây mai vốn đã đẹp về hình thức, nhưng còn đẹp về ý nghĩa. Mọi người vẫn luôn mong muốn cuộc sống của họ sẽ gặp nhiều may mắn, vui vẻ như đúng với sắc màu vàng tươi tắn của cây mai. Qua bài viết, hy vọng mọi người sẽ có những lựa chọn hợp lý để trang trí ngôi nhà mình thêm phần rực rỡ với những cây mai lộng lẫy.