Cây bàng có những đặc điểm gì? Công dụng của cây bàng

Cây bàng được trồng nhiều không chỉ trong khuôn viên trường học mà ta còn có thể bắt gặp nó ở vỉa hè hay trong công viên, trong sân một cơ quan nào đó…. Chúng được trồng chủ yếu để lấy bóng mát và tạo bầu không khí trong lành, gần gũi với thiên nhiên. Thế nhưng, ngoài công dụng tạo bóng mát, loài cây này còn nhiều đặc điểm với những công dụng khác được ứng dụng trong đời sống của con người.

Cây bàng có những đặc điểm gì?

Cây bàng thuộc họ trâm bầu, với tên khoa học là Terminalia catappa. Bàng là loại thực vật thân gỗ cứng, thẳng, thân cây có thể cao từ vài mét đến vài chục mét cùng với các tán lá mọc toả ra xung quanh thành những vòng tròn lớn như tán ô nên có tác dụng che nắng, làm bóng mát rất tốt.

Hoa bàng nở li ti một cách khiêm nhường
Hoa bàng nở li ti một cách khiêm nhường

Thân bàng

Thân cây to, có màu nâu và nhẵn. Các tán cây được mọc ra từ thân bàng sẽ toả ra mọi phía, cành bàng cứng và giòn. Ngoài việc để trồng lấy bóng mát, làm cảnh thì bàng còn có thể trồng để lấy gỗ vì chất gỗ của nó khá tốt và có khả năng chống thấm.

Lá bàng

Lá của chúng rất to và rộng, hình bầu dục và có độ bóng. Tuỳ vào thời điểm phát triển mà lá bàng sẽ có màu sắc khác nhau: lúc lá non có màu xanh nhạt giống màu nõn chuối, đến lúc trưởng thành lá xanh sẫm lại, sau đó ngả dần sang đỏ rồi rụng xuống khi lá khô quắt một màu nâu. Thời điểm trước khi lá bàng rụng xuống ấy là khi nó mang sắc đỏ rực rỡ nhất, cũng là lúc cây bàng đẹp nhất.

Hoa bàng

Vẻ đẹp của bàng chủ yếu là từ lá, nhưng hoa bàng cũng có nét đẹp đáng khen. Chúng mọc thành những bông dài, có lông tơ mềm mại ở trên cán. Hoa bàng trắng và các bông nở nhỏ li ti một cách khiêm nhường.

Quả bàng

Điểm mà nhiều người thích thú ở cây bàng còn là quả. Chúng có hình bầu dục, dẹt ở hai bên và nhẵn, dài và rộng theo tỉ lệ 4:3. Khi non nó có màu xanh và sẽ ngả vàng nhạt khi chín, bên trong có nhân trắng có thể ăn được.

Hoa của cây bàng vuông rất đẹp
Hoa của cây bàng vuông rất đẹp

Một số loại cây bàng nổi bật

Ngoài loại cây bàng mà chúng ta vẫn thường thấy nhiều ở trường học hoặc khuôn viên một cơ quan nào đó, nó vẫn còn một vài anh chị em ruột thịt khác như sau:

Cây bàng biển

Đúng như cái tên của nó, cây bàng biển được trồng nhiều ở ven biển. Điểm nổi bật của loại bàng này đó là hoa của chúng có màu xám trắng hoặc màu hồng đốm rất đẹp. Vì thế loại bàng này cũng được ưu trồng ở một số địa điểm công cộng.

Cây bàng vuông

Cây bàng vuông thường mọc ở vùng rừng ngập mặn hoặc ngoài biển đảo với hoa mọc thành chùm có màu trắng phớt hồng rất đặc biệt. Tán lá rộng và dày của chúng cũng thích hợp trồng lấy bóng mát.

Cây bàng lá đỏ

Loại cây này được khá nhiều người biết đến với điểm nổi bật là sắc đỏ của lá và tán lá khi mọc ra rất đẹp. Bàng lá đỏ không chỉ có màu sắc đẹp mà nó còn chịu được nhiệt độ cao từ ánh nắng mặt trời.

Cây bàng cẩm thạch

Bàng cẩm thạch có vẻ đẹp tao nhã nên nhận được sự ưa thích từ rất nhiều nơi trên thế giới. Lá của chúng rất nhỏ và có màu trắng kem sọc xanh khác biệt hẳn đối với những người anh chị em của nó. Ngoài ra lá của chúng còn có một số kiểu màu sắc khác. Với thân cây nhỏ nhắn và vẻ đẹp đặc biệt nên bàng cẩm thạch được trồng trong các chậu cây nhỏ để trang trí nội thất.

Vẻ đẹp tao nhã của bàng cẩm thạch
Vẻ đẹp tao nhã của bàng cẩm thạch

Cây bàng Nhật

Dáng của bàng Nhật cũng nhỏ nhắn, thân cây phân nhiều cành và lá của chúng có khuôn hình trái tim. Sở hữu nét đẹp nhẹ nhàng nên chúng được nhiều người chơi cây cảnh yêu thích và trang trí trong ngôi nhà của mình.

Cây bàng Đài Loan

Một trong những giống bàng mà chúng ta có thể đã bắt gặp đâu đó chính là bàng Đài Loan. Hiện tại bàng Đài Loan đã du nhập rất nhiều vào Việt Nam và được trồng nhiều ở công viên hoặc ven đường các con phố. Đặc điểm nổi bật của chúng là dáng đứng thẳng tắp, lá nhỏ li ti và tán lá mọc ra rất đẹp.

Cây bàng Singapore

So với những loài cây khác, bàng Singapore có những đặc điểm rất thích hợp trồng ở khí hậu Việt Nam. Lá của loại bàng này rất to và có màu xanh đậm, mang ý nghĩa dồi dào tài lộc, đem đến sự phú quý, an khang cho gia chủ. Không chỉ thế, loại bàng này còn giúp cho không khí trở nên trong lành hơn.

Công dụng của cây bàng xét trên từng bộ phận

Cây bàng có nhiều công dụng hơn so với tưởng tượng của chúng ta. Mỗi một bộ phận của chúng đều có thể ứng dụng trong đời sống như sau:

Lá bàng

Trong lá bàng chứa rất nhiều chất có tác dụng chữa một số bệnh hiệu quả. Đối với lá bàng non, có thể dùng búp của nó phơi khô và đun nước như uống trà để chữa các bệnh tiêu chảy, giúp ra mồ hôi. 

Ngoài ra, để giảm đau, người ta còn có thể xào lá bàng tươi rồi đắp lên những chỗ bị đau nhức. Các bệnh về da như ghẻ ngứa hay chứng đau đầu, đau bụng cũng có thể được khắc phục bằng cách uống nước ép lá bàng non.

Không chỉ lá bàng non mà lá bàng khi chín cũng có công dụng của riêng nó. Chúng được dùng để trừ giun và các bệnh về gan. Ngoài ra, chiết xuất từ lá bàng chín và nhựa của lá bàng non cũng được dùng trong một số loại thuốc điều trị.

Quả bàng

Quả của cây bàng cũng được ứng dụng trong một số lĩnh vực khác. Theo nghiên cứu, hạt bàng có tác dụng tăng cường sinh lí ở nam giới, điều trị một số vấn đề trong cơ quan sinh sản. Bên cạnh đó, quả bàng cũng giúp giảm tình trạng say tàu xe, ngăn bệnh nhức đầu, trị bệnh hủi hiệu quả.

Lá và quả của cây này có nhiều công dụng bất ngờ
Lá và quả của cây này có nhiều công dụng bất ngờ

Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây bàng đơn giản

Nhìn chung bàng là loài cây dễ trồng và không cần chăm sóc vẫn có thể sinh trưởng tốt. Tuy nhiên vẫn cần lưu ý một vài điều để cây phát triển tốt hơn: 

Cách trồng

Cây bàng được trồng chủ yếu bằng phương pháp gieo hạt. Chỉ cần dùng hạt vùi xuống đất ẩm, chúng sẽ nảy mầm sau một thời gian. Chỉ cần tưới nước thường xuyên, để cây ở môi trường đầy đủ ánh sáng và chất dinh dưỡng thì nó sẽ phát triển rất nhanh. Để cây có thể phát triển tốt, nên trồng cây ở một khoảng đất rộng rãi, đất trồng nên có đủ các chất và một số loại phân hữu cơ.

Cách chăm sóc

Mỗi ngày hãy tưới cho cây đẫm nước một đến hai lần, nhưng cần tránh tưới cây lúc trời nắng vì cây có thể sẽ chết. Tránh để cây ở những nơi thiếu ánh sáng mặt trời, chật hẹp.

Vào mùa đông cần giảm lượng nước tưới cho cây vì lúc này cây sẽ thoát nước rất ít. Trước khi đến mùa mưa bão cần tiến hành tỉa, chặt bớt đi cành cây để tránh cho cây bị gãy cành, bị đổ khi bão đến. Cây bàng tuy dễ chăm nhưng vẫn có thể bị nhiễm sâu bệnh vào mùa thay lá. Để bảo vệ cây, người chăm sóc cũng cần phun thuốc trừ sâu phòng bệnh cho chúng.

Loài cây rất dễ trồng và chăm sóc
Loài cây rất dễ trồng và chăm sóc

Có thể bạn quan tâm:

Kết luận

Cây bàng là một loài cây có nhiều lợi ích ở nhiều phương diện trong cuộc sống. Vì thế, chúng ta nên tích cực trồng nhiều loài cây này, không chỉ để lấy bóng mát hay làm cảnh mà còn để ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau. Hi vọng những bạn muốn tìm hiểu về loài cây này sẽ có thêm nhiều những kiến thức hữu ích.

Tin mới nhất

Tìm hiểu Đặc điểm của Cây Khế – Một Loài Cây Phổ Biến Ở Việt Nam

Cây Khế là một loài cây phổ biến ở Việt Nam, được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh...

Hướng Dẫn Phân Loại Cây Khế: Từ Khế Để Trồng Đến Khế Cảnh

Hướng Dẫn Phân Loại Cây Khế là một tài liệu hữu ích giúp bạn có thể phân biệt được...

Khám phá Công dụng của Cây Khế: Tại Sao Nó Là Quý?

Cây Khế là một loài cây phổ biến trong khu vực Đông Nam Á. Nó có nhiều công dụng...

Ý nghĩa của cây khế đối với đời sống của chúng ta là gì?

Cây Khế là một trong những biểu tượng phổ biến nhất của Đạo Phật. Nó được sử dụng để...

Dinh dưỡng có trong quả khế tốt cho sức khỏe như thế nào?

Tại sao dinh dưỡng có trong quả khế rất quan trọng cho sức khỏe của bạn? Đây là câu...

Đặc điểm của Cây Thông – Một Nhận Định Chi Tiết Chính Xác

Cây Thông là một loài cây phổ biến trong vườn đẹp, được sử dụng rộng rãi trong thiết kế...