Cách chế biến cây nha đam giòn ngọt mà không bị đắng

“Nha đam” hay còn được gọi là “lô hội” là loại cây có rất nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe con người và được chế biến thành nhiều món ăn và thức uống giải nhiệt thơm ngon, hấp dẫn. Tuy nhiên, bạn cần biết bí quyết sơ chế nha đam, cùng xem bài viết dưới đây để biết cách chế biến nha đam trắng mà không bị đắng nhé!

Cách 1: Sơ chế nha đam với đường

Nha đam gọt sạch phần vỏ xanh bên ngoài, cắt thành những miếng nhỏ rồi cắt hạt lựu. Sau đó ngâm nha đam vào bát nước có pha thêm vài giọt nước chanh và một chút muối loãng.

Có thể bạn quan tâm:

Gọt sạch phần vỏ xanh của nha đam, chỉ giữ lại ruột màu trắng
Gọt sạch phần vỏ xanh của nha đam, chỉ giữ lại ruột màu trắng

Chà xát nhẹ nhàng từng miếng sao cho cây nha đam sạch nhớt, vớt ra rổ rồi xả lại với nước sạch nhiều lần. Vừa xả vừa xóc đều. Sau cùng, bạn cho nha đam vào hũ thủy tinh có nắp đậy, bảo quản trong tủ lạnh. Khi nào thưởng thức bạn có thể lấy ra sử dụng trực tiếp bởi những miếng nha đam đã được thấm đường sẽ có vị ngọt mát dễ chịu.

Cách 2: Sơ chế nha đam với nước muối

Nha đam cắt đôi, bỏ phần ngạnh gai hai bên rồi dùng bao bén gọt sạch vỏ. Sau đó cắt nha đam thành những miếng nhỏ tùy theo yêu cầu của món ăn cần chế biến. Cho nha đam vào tô, cho muối tình vào bóp nhẹ cho ra nhớt. Xả nha đam lại với nước lạnh cho đến khi nha đam hết nhớt.

Bắc nồi nước lên bếp đun sôi, cho nha đam vào nước sôi chần sơ qua rồi vớt lên ngâm với nước đá sẽ giúp nha đam trắng, giòn, bớt nhớt và không còn bị đắng. Phần nha đam này bạn sẽ dùng để nấu nha đam đường phèn hoặc dùng để nấu chè.

Hướng dẫn cách nấu nước nha đam đường phèn ngon

Nguyên liệu nấu nha đam đường phèn

  • 1kg nha đam (chọn loại lá to, tươi ngon, dày thịt)
  • 150g đường phèn
  • 2 trái chanh tươi
  • 3 muỗng muối
  • 1 nắm lá dứa
  • 1 ít đá viên

Hướng dẫn cách nấu nha đam đường phèn không bị nhớt

Nước nha đam đường phèn rất mát, bạn có thể sử dụng hàng ngày
Nước nha đam đường phèn rất mát, bạn có thể sử dụng hàng ngày

Có thể bạn quan tâm:

Bước 1: Sơ chế nha đam 

– Nha đam rửa sạch, gọt bỏ vỏ xanh bên ngoài chỉ lấy lại phần thịt trắng, sau đó thái thành từng miếng rồi sơ chế như hướng dẫn ở trên.

– Vớt nha đam ra rổ để ráo nước, chần qua nước sôi trong khoảng 2 phút, sau đó ngâm vào nước lạnh khoảng 20 phút để nha đam bớt đi vị đắng.

– Cho nha đam vào máy xay sinh tố, xay nhanh để nha đam vẫn giữ được chút lợn cợn, nếu xay nhuyễn quá nước nha đam sẽ rất ngán. Lá dứa rửa sạch, cắt ngắn rồi bó thành một bó lá.

Bước 2: Công đoạn chế biến

– Bắc nồi lên bếp, cho 2 lít nước vào nồi đun sôi lên cùng với 150g đường phèn. Cho nắm lá dứa vào khi nước đang sôi. Vớt phần lợn cợn đi nếu có.

– Cho nha đam đã xay vào nồi nước, đun tiếp trong khoảng 3 phút thì tắt bếp, để nguội rồi bỏ lá dứa đi. Rót nước nha đam đường phèn vào chai rồi cho vào tủ lạnh đợi mát.

Bước 3: Hoàn thành và thưởng thức

Đổ nước nha đam vào ly, thêm đá viên và chút nước cốt chanh vào. Trang trí thêm vài lá bạc hà hay lát chanh tươi cho bắt mắt rồi thưởng thức khi lạnh. Loại nước này rất mát và có nhiều tác dụng trong làm đẹp, chăm sóc sức khỏe bạn có thể uống hàng ngày.

Yêu cầu và thành phẩm

Nước nha đam đường phèn sau khi nấu sẽ mùi thơm thoang thoảng của lá dứa, thêm chút vị ngọt thanh nhẹ nhàng của nha đam tươi ngon được xay nhỏ. Nước ngọt, nha đam không bị đắng, ít nhớt. Nha đam vẫn giữ được độ giòn, tươi mát.

Nha đam đường phèn có tốt không?

Uống nước nha đam đường phèn có tác dụng rất tốt với sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch. Đường phèn chưa qua tinh chế nên có vị ngọt thanh, đảm bảo tin cậy cho sức khỏe khi kết hợp với nha đam tạo thành một loại thức uống hoàn hảo nhất vừa có tác dụng trong làm đẹp vừa có tác dụng trong sức khỏe.

Trên đây là hướng dẫn cách chế biến nha đam trắng và không bị đắng, hi vọng với hướng dẫn này bạn sẽ biết cách nấu nha đam đường phèn ngon. Ngoài ra, sau khi sơ chế nha đam bạn còn có thể dùng để chế biến nhiều món ăn khác vô cùng hấp dẫn như nấu chè, làm gỏi…. Chúc bạn thành công với đam mê nấu nướng!

Tổng hợp: caycanh247.com

Tin mới nhất

Tìm hiểu Đặc điểm của Cây Khế – Một Loài Cây Phổ Biến Ở Việt Nam

Cây Khế là một loài cây phổ biến ở Việt Nam, được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh...

Hướng Dẫn Phân Loại Cây Khế: Từ Khế Để Trồng Đến Khế Cảnh

Hướng Dẫn Phân Loại Cây Khế là một tài liệu hữu ích giúp bạn có thể phân biệt được...

Khám phá Công dụng của Cây Khế: Tại Sao Nó Là Quý?

Cây Khế là một loài cây phổ biến trong khu vực Đông Nam Á. Nó có nhiều công dụng...

Ý nghĩa của cây khế đối với đời sống của chúng ta là gì?

Cây Khế là một trong những biểu tượng phổ biến nhất của Đạo Phật. Nó được sử dụng để...

Dinh dưỡng có trong quả khế tốt cho sức khỏe như thế nào?

Tại sao dinh dưỡng có trong quả khế rất quan trọng cho sức khỏe của bạn? Đây là câu...

Đặc điểm của Cây Thông – Một Nhận Định Chi Tiết Chính Xác

Cây Thông là một loài cây phổ biến trong vườn đẹp, được sử dụng rộng rãi trong thiết kế...