Cây Bonsai mang những dáng dấp vô cùng đặc biệt đang trở thành loại cây cảnh rất được yêu thích. Các nghệ nhân đã gửi gắm rất nhiều ý nghĩa trong từng cách tạo dáng cây. Bài viết sau sẽ giới thiệu về loại cây tuyệt vời này một cách toàn diện nhất.
Tìm hiểu nguồn gốc của cây Bonsai
Cây Bonsai có nghĩa là cây trồng trong chậu khi dịch theo nghĩa Hán Việt. Loại cây này được tạo dựng thành dáng các cây cổ thụ dưới mô hình thu nhỏ và được trồng trong các chậu cảnh. Bonsai thực chất bắt nguồn từ Trung Quốc chứ không phải Nhật Bản như mọi người vẫn thường nghĩ.
Nghệ thuật cây cảnh này sau mới được lan truyền sang đất nước mặt trời mọc cũng như Hàn Quốc. Theo lịch sử ghi lại, ban đầu có người đã tìm thấy một cây nhỏ có dáng cổ thụ mọc hoang ở trên núi.
Sau đó, họ đã đưa nó về trồng trong chậu và có cắt tỉa thêm để tạo dáng cho đẹp. Cây Bonsai mang trong mình sức sống mạnh mẽ trong bất kỳ điều kiện môi trường nào. Vì vậy, bạn có thể để trong nhà hoặc ngoài sân cây đều có thể xanh tốt.
Bonsai ngày nay có kích thước rất đa dạng từ nhỏ đến lớn và được tạo nhiều dáng mang ý nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, dòng cây cỡ nhỏ sống lâu năm thân xù xì, lá xanh mướt được xem là phổ biến nhất.
Một số thế cây Bonsai phổ biến và ý nghĩa phong thủy
Cây Bonsai được các nghệ nhân tạo ra với rất nhiều thế khác nhau để truyền tải được ý nghĩa đến người thưởng thức. Mỗi thế cây sẽ tượng trưng cho một điều gì đó tốt lành:
Thế cây Bonsai tam đa
Thế cây tam đa được tạo thành từ loại cây gồm có 2 cành 1 ngọn hoặc cây có 3 thân cùng đi lên từ một gốc. Các tán lá sẽ được cắt tỉa tròn đầy trông xa như những mâm xôi. Ngày nay, thế cây này đã được tỉa có phần thoáng và linh hoạt hơn với việc sử dụng dáng trực.
Ý nghĩa của thế cây tam đa tượng trưng cho sự đa phúc, đa lộc, đa thọ. Điều này nói lên mong ước của con người từ bao đời này. Nhà nào để dáng cây này trước cửa sẽ có được một cuộc sống đủ đầy, sung túc và trường thọ.
Thế Bonsai thác đổ
Thế thác đổ được tạo dựng từ hình ảnh như những dòng thác lớn đổ xuống từ trên núi. Các nghệ nhân sẽ thiết kế dáng cây thấp, thân bò quanh miệng chậu và tán cây sẽ trải từ thân hướng về phía đáy chậu. Dáng cây được uốn rất mềm mại và các tán lá được phân theo từng bậc vô cùng đẹp mắt.
Ý nghĩa của thế thác đổ tượng trưng cho sức sống mãnh liệt và vươn lên dù có gặp bất kỳ khó khăn, gian khổ. Bên cạnh đó, nó còn tượng trưng cho nguồn nước nuôi sống nhân loại.
Thế cây Bonsai thất hiền
Bonsai thất hiền là một thế cây rất được giới cây cảnh yêu thích. Từ thất trong tên có nghĩa là 7 tức là cây sẽ có 7 nhánh xếp theo tầng so le và nhỏ dần từ gốc đến ngọn.
Dáng Bonsai này tượng trưng cho 7 vị hiền nhân sống tự do, thoải mái. Điều này mang ý nghĩa về sự lạc quan, luôn yêu đời, dù trước sóng gió vẫn tự tin bước đi không màng danh lợi.
Thế Bonsai tiên nữ
Đây là thế cây Bonsai mang dáng dấp khá mong manh và được uốn rất mềm mại tựa như sự quyến rũ của các tiên nữ. Dáng Bonsai này có nhiều cành, nhánh và vươn ra ngoài rất uyển chuyển. Ý nghĩa của Bonsai tiên nữ thể hiện cho sự thanh tao, cao quý của người con gái.
Thế cây Bonsai ngũ phúc
Cây Bonsai ngũ phúc được biết đến là thế cây gồm có 5 tán trên một thân cây bao gồm 4 cành và 1 tán hoặc gốc cây có 5 thân. Dáng này sẽ được trồng một lúc năm cây trong cùng chậu. Các cây sẽ có cùng một dáng hoặc có mỗi cây một dáng như xiêu, nằm hay đứng. Tuy nhiên, một chậu bắt buộc cần phải có cả cây lớn và cây nhỏ tạo nên bức tranh sơn thủy hữu tình.
Thế cây mang ý nghĩa tượng trưng cho Phúc, Lộc, Thọ, An, Khang. Vì vậy, nhiều gia đình đã lựa chọn loại cây này đặt trong sân vườn để có được sự đầy đủ, an khang và thịnh vượng.
Thế Bonsai đại trượng phu
Dáng cây Bonsai đại trượng phu sở hữu thân cây to khỏe, cành vươn mạnh mẽ, lá sum suê, rễ cây chắc chắn tạo dáng đứng vững chãi. Thế cây này được ví như các đại trượng phu luôn sống hiên ngang, ngạo nghễ dù cho có bất kỳ thử thách nào xảy đến.
Ý nghĩa của thế cây này tượng trưng cho sự hào hiệp, thẳng thắn của những bậc anh hào. Họ luôn giúp đỡ kẻ yếu thế và được nhiều người kính trọng.
Hướng dẫn cách chăm sóc cây Bonsai chuẩn
Cây Bonsai đòi hỏi những người trồng phải có nhiều kinh nghiệm và sự tỉ mỉ, công phu. Vì vậy, những chia sẻ sau đây sẽ giúp bạn có được cách chăm sóc đúng kỹ thuật nhất:
Về đất trồng cây
Loại đất được sử dụng để trồng cây Bonsai sẽ là đất phù sa sau mỗi cơn lũ bị đóng lại hoặc cũng có thể dùng đất ruộng sau khi đã gặt xong. Bởi những loại đất này chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao nên giúp cây sinh trưởng tốt.
Khi đã trồng được một thời gian, người trồng cần phải chọn chậu mới phù hợp với kích thước và thực hiện thay đất. Bạn cần phải cho lớp đất đã chuẩn bị vào chậu sau đó cho thêm lớp phân hữu cơ lên trên rồi mới đưa cây vào.
Về ánh sáng
Cây Bonsai nhìn chung đều rất ưa nắng nên việc bạn cho vào nhà có thể làm vàng lá và rụng. Vì vậy, nếu muốn cây phát triển thì cần phơi chúng ra nắng trong khoảng thời gian 3 giờ.
Mỗi vùng ở nước ta sẽ có điều kiện thời tiết khác nhau nên các loại Bonsai được trồng sẽ không giống nhau. Miền Bắc có mùa đông lạnh không nhiều ánh nắng sẽ là phù hợp với các loại cây như si, sanh, lộc vừng,.. Trong khi đó, miền Trung và miền Nam sẽ thời tiết nắng nóng sẽ thích hợp cho những loại như bông trang, linh sam,…
Về cách tưới nước
Cây Bonsai được trồng trong chậu sẽ có lượng đất ít và không dễ giữ nước như những loại trồng bên ngoài đất. Vì vậy, bạn cần phải tưới nước cho chúng thường xuyên hơn. Tuy nhiên, cây sẽ có loại tưới ít và có loại cần nhiều nước. Bạn cần phải có sự điều chỉnh lượng nước phù hợp tùy theo từng loại cây.
Bạn nên sử dụng các loại nước sông, hồ để tưới cho cây vào buổi sáng hoặc chiều mát. Tuyệt đối không được tưới vào lúc trời nắng và cũng không nên tưới nhiều lần dễ khiến cây bị hư rễ.
Về phân bón
Để cây có lực và phát triển tốt, bạn nên dùng phân hữu cơ hoặc các loại phân chuồng để bón cho cây. Bởi các loại phân này có rất nhiều loại vi sinh có lợi cho cây Bonsai. Ngoài ra, nhiều người vẫn sử dụng phân vô cơ nhưng hàm lượng phải phù hợp và được pha loãng để tránh cây bị sót.
Về cách uốn cây
Nếu bạn muốn cây Bonsai luôn đẹp thì cần phải thực hiện uốn và tỉa cây một cách thường xuyên. Việc uốn cành cần phải thực hiện khi chúng còn nhỏ sẽ dễ dàng hơn. Bởi những cành già thường giòn và dễ gãy trong quá trình uốn.
Bạn chỉ nên chọn đúng một dáng và thực hiện cắt tỉa các cành không cần thiết. Các cành nhỏ nên sử dụng kìm nhỏ và các cành lớn thì có thể dùng nhiều sợi kẽm để có thể uốn.
Có thể bạn quan tâm:
- Cây hương thảo – Giống cây trồng mang đến nhiều tác dụng
- Cây nguyệt quế hợp mệnh gì ? Các công dụng và cách chăm sóc
Lời kết
Cây bonsai sẽ giúp khu vườn của bạn trở nên tràn đầy sức sống. Bên cạnh đó, việc có loại cây này trong nhà cũng mang đến nhiều ý nghĩa tốt đẹp về phong thủy. Vì vậy, bạn cần thực hiện chăm sóc thường xuyên để cây có thể phát triển tối ưu nhất.