Cây kim ngân là một trong những loại cây dễ trồng và được ưa thích do vừa mang ý nghĩa phong thủy, vừa hỗ trợ loại bỏ không khí bẩn ra khỏi không gian sống. Bài viết sau, hãy cùng tìm hiểu cách chăm sóc kim ngân để mảng xanh trong nhà luôn được tươi tốt và tạo cảm hứng học tập cũng như làm việc nhé.
Những vấn đề thường gặp khi chăm sóc cây kim ngân
Cây kim ngân vốn rất dễ trồng nhưng vẫn có một vài vấn đề khi chăm sóc loại cây này mà bạn có thể gặp phải, chẳng hạn như:
Có thể bạn quan tâm:
- Đặc điểm của cây kim ngân, ý nghĩa và cách chăm sóc cây
- Nên đặt cây kim ngân ở vị trí nào? Để phòng ngủ được không?
- Tìm hiểu về đặc điểm, lợi ích và ý nghĩa của cây kim ngân
Cây kim ngân bị vàng lá
Trong trạng thái khỏe mạnh, lá của cây kim ngân sẽ có màu xanh đậm, thân cây chắc khỏe. Nếu cây bị vàng lá có thể là do bạn đặt chậu cây ở vị trí đón nắng trực tiếp hoặc nhiệt độ trong phòng không ổn định, cây được tưới nước nhiều hơn mức cần thiết. Do vậy cách chăm sóc cây kim ngân để không bị vàng lá là hãy chọn trồng cây ở những khu vực có bóng râm, nhiệt độ ổn định.
Cây kim ngân bị rụng
Đôi khi hiện tượng lá bị rụng khiến bạn lo lắng và nghĩ rằng cây kim ngân nhà mình đang gặp vấn đề. Tuy nhiên bạn đừng lo lắng quá bởi đôi lúc nguyên nhân lại đến từ việc bạn di chuyển chậu cây quá nhiều mà thôi, chỉ cần hạn chế dời cũng như chạm mạnh vào kim ngân, vấn đề sẽ được cải thiện ngay.
Lá cây kim ngân xuất hiện đốm
Tưới nước quá nhiều, tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời và sự xâm nhập của sâu bệnh là những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra các đốm nâu trên lá cây. Phần lớn những vấn đề này sẽ dễ dàng khắc phục bằng cách duy trì độ ẩm ít nhất 50% – 60% vào mùa xuân và mùa hè, sử dụng dầu neem hoặc thuốc diệt nấm để chống lại nấm cũng như sự xâm nhập của sâu bệnh.
Lưu ý khi trồng và chăm sóc cây kim ngân
Để cây kim ngân được phát triển tốt, bạn có thể tham khảo các gợi ý từ Cleanipedia:
Đất trồng
Cách chăm sóc cây kim ngân để cây phát triển tốt chính là chú ý đến vấn đề đất trồng. Cây muốn được hấp thụ đầy đủ dinh dưỡng nên ưu tiên đất tơi xốp, đã được trộn đều với xơ dừa, mùn trấu hoặc mùn cưa. Để cây thoát nước tốt, bạn hãy cho thêm một ít cát hoặc sỏi vào đáy chậu.
Tưới nước
Kim ngân là loại cây ưa ẩm, nhưng nếu không biết cách tưới hoặc điều chỉnh lượng nước sẽ dễ dàng làm chết cây. Do vậy, bạn chỉ cần tưới phun sương với tần suất 1 tuần/lần.
Nhiệt độ
Nhiệt độ cũng là vấn đề cần được ưu tiên khi chăm sóc cây kim ngân. Cây có thể sống được trong nhiệt độ từ 4°C – 40°C. Tuy nhiên để cây phát triển tốt, tán lá tươi xanh, bạn nên duy trì nhiệt độ ở mức 15°C – 25°C khi trồng cây trong nhà.
Cách cắt tỉa cây kim ngân
Bạn nên cắt tỉa cây kim ngân định kỳ để tạo điều kiện cho cây phát triển xanh tốt, chỉ cần tỉa các chồi và dưới phần nách lá. Tỉa cây không những vừa tạo thêm thẩm mỹ cho cây mà còn giúp những bộ phận còn lại tiếp nhận được đầy đủ lượng dinh dưỡng cần thiết.
Có thể bạn quan tâm:
- Cây lược vàng – Vị thuốc chữa bệnh hiệu quả cho mọi nhà
- Cây ngọc ngân là loài cây gì? Ý nghĩa và công dụng
Thông qua bài viết này, hy vọng rằng bạn đã nắm được cách tưới và chăm sóc cây kim ngân. Đừng quên theo dõi thêm những bài viết khác, để bỏ túi thêm những mẹo chăm sóc nhà cửa cũng như cây trồng tại nhà nhé!