Bạn đã biết Cách trồng cây phát lộc chưa? Cây phát lộc là loài cây cảnh mang nhiều ý nghĩa trong đời sống cũng như phong thủy. Được nhiều người ưa chuộng không chỉ bởi những ý nghĩa mà còn là vì sự thích nghi với các điều kiện sống của cây. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cũng không quá phức tạp. Hãy cùng mình tìm hiểu cách trồng cây phát lộc và chăm sóc cây phát lộc chuẩn nhất nhé!
1/ Đặc điểm của cây phát lộc
Cây phát lộc (tên khoa học: Dracaena sanderiana) hay còn được gọi là cây trúc phất lộc, phất lộc,…Cây phát lộc thuộc loài thân thảo sống lâu năm, có thể cao đến 1m. Thân thẳng đứng, chia thành các lóng tựa như trúc tre nhưng mềm và dẻo hơn. Bạn hoàn toàn có thể uốn nắn cây theo nhiều hình thể khác nhau. Lá cây màu xanh nhạt, nhọn dài và xanh nhẵn cả hai mặt. Rễ cây sinh trưởng tốt, có thể trồng trong đất hoặc nước đều được. Cây có khả năng thích nghi tốt, thích hợp trồng những nơi thoáng mát, thông gió. Có thể sinh trưởng tốt trong nhiệt độ từ 15 – 32 độ C, vì thế rất được ưa chuộng trưng bày tại nơi làm việc, học tập,…
2/ Ý nghĩa của cây phát lộc trong đời sống
Theo các nhà khoa học, cây phát lộc có khả năng lọc không khí, giúp bạn có một không gian trong lành và thoải mái. Bên cạnh đó, việc chăm sóc phát lộc cũng là một thú vui thanh nhàn giúp bạn giảm bớt căng thẳng và lo âu. Đặc biệt, cây phát lộc còn là một món quà tuyệt vời thay cho lời chúc về tài lộc, bình an và may mắn.
3/ Ý nghĩa của cây phát lộc trong phong thủy
3.1 Ý nghĩa phong thủy
Cây phát lộc có rất nhiều ý nghĩa tốt trong phong thủy, tùy theo số lượng cành trồng mà có những ý nghĩa đặc trưng khác nhau. Nhưng nhìn chung cây phát lộc đều mang đến sự thịnh vượng, may mắn, sức sống mãnh liệt và bình an. Đặc biệt, cây phát lộc thể hiện sự hiên ngang, mạnh mẽ và ý chí đáng học hỏi với dáng mọc vươn lên, thẳng tắp.
3.2 Vị trí đặt cây phát lộc
Bên cạnh việc chọn những vị trí râm mát, thoáng và sáng nhưng không có ánh nắng trực tiếp. Bạn cũng cần lưu ý đến những vị trí cho phù hợp với phong thủy
– Phía Bắc: Giúp thăng tiến trong sự nghiệp và học tập.
– Phía Đông Nam: Mang đến sự giàu có, may mắn và thịnh vượng.
– Phía Đông: Giúp bạn có sức khỏe dồi giàu, tinh thần thoải mái và vui vẻ. Đây cũng được xem là vị trí tốt nhất để đặt chậu cây phát lộc.
3.3 Hợp tuổi nào? Mệnh gì?
Cây phát lộc có sức sống mãnh liệt, thân cây luôn vươn thẳng về phía trước và dễ thích nghi với các môi trường khác nhau, điều này thích hợp với tính cách quyết đoán, luôn nỗ lực của những người tuổi Mão. Theo 5 cung trong ngũ hành thì cây phát lộc mang lại may mắn nhất cho người mệnh Kim.
4/ Cách chọn cây phát lộc đem trồng
Cây phát lộc được đem trồng phải được khỏe mạnh, tức là thân phải có màu xanh đồng đều, không bị vết thâm, không bị ngả màu vàng và chóp lá không chuyển màu nâu. Bạn có thể mua tại các siêu thị, cửa hàng cây cảnh hoặc vườn ươm, bạn nên chọn những cây không có mùi chua ở gốc.
5/ Cách trồng cây phát lộc trong đất
5.1 Chuẩn bị chậu trồng – Cách trồng cây phát lộc
Đối với cây phát lộc trồng trong đất, bạn có thể trồng trong chậu đất sét hoặc chậu gốm có lỗ thoát nước. Một lưu ý nhỏ cho bạn là không nên trồng cây phát lộc trong chậu quá nông hoặc để nguyên trong chậu khi mới mua về và chậu trồng phải lớn hơn chu vi cây 5cm. Bạn có thể chuẩn bị thêm một ít sỏi để cây có thể thoát nước tốt hơn.
5.2 Chuẩn bị đất trồng
Cây phát lộc thích hợp trồng ở loại đất ẩm, giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt. Bạn có thể trộn đất theo tỉ lệ 2 đất : 1 phân trùn quế hoặc sử dụng đất sạch đã được phối trộn sẵn. Phân trùn quế và đất sạch đã được trộn sẵn đều là các sản phẩm được khách hàng của SFARM lựa chọn. Phân trùn quế chứa dinh dưỡng lành tính, đầy đủ đa – trung – vi lượng cho cây và an toàn cho người. Đất sạch hữu cơ SFARM chuyên dùng cho hoa – kiểng là dòng sản phẩm được phối trộn sẵn và đầy đủ dinh dưỡng cho cây.
5.3 Tiến hành trồng – Cách trồng cây phát lộc
Đầu tiên, bạn cho sỏi (hoặc viên đất nung, đất sét nung…) vào đáy chậu để chậu có thể thoát nước tốt. Sau đó cho thêm đất đã chuẩn bị vào chậu, tưới thêm một ít nước để tạo độ ẩm cho đất. Sau đó bạn tiến hành tạo lỗ nhỏ cho chậu và xuống cành phát lộc. Bạn nên giữ thẳng cây và đất chiếm khoảng ⅓ cành để cây có thể đứng vững. Cuối cùng, bạn tưới nước thường xuyên trong giai đoạn mới trồng để cây mau chóng ra rễ.
6/ Cách trồng cây phát lộc trong nước
6.1 Chuẩn bị lọ trồng – Cách trồng cây phát lộc
Chậu, lọ thủy tinh trong suốt sẽ là lựa chọn tuyệt vời dành cho phương pháp thủy canh. Như vậy sẽ phô bày được vẻ đẹp của cây phát lộc, đặc biệt là rể và sỏi.
6.2 Chuẩn bị sỏi, viên đất nung giữ chân
Bên cạnh việc sử dụng sỏi, viên đất nung dưới đáy chậu giúp cây thoát nước đối với trồng trong đất. Viên đất nung cũng là một vật không thể thiếu trong phương pháp thủy canh. Với cấu trúc thô cứng cùng nhiều lỗ khí li ti xung quanh. Viên đất nung sẽ hỗ trợ cây đứng vững hơn và tạo được độ thẩm mỹ cao. Bạn có thể mua tại các cửa hàng cây kiểng hoặc chọn mua tại SFARM.
6.3 Tiến hành trồng – Cách trồng cây phát lộc
Sau khi đã mua chậu phát tài về, bạn tiến hành rửa sạch rễ. Cây phát lộc rất nhảy cảm với nước có clo, bạn nên dùng nước đóng chai thay vì nước máy để rửa. Nếu sử dụng nước máy, cần lắng nước 2-3 ngày rồi dùng. Cho cây vào chậu hoặc lọ đã chuẩn bị, sau đó cho sỏi vào, chú ý đừng làm dập rễ cây bạn nhé! Cuối cùng thêm một ít nước vào cao từ 3 – 8cm là được.
Sau khi trồng xong bạn nên để cây ở vị trí không có ánh nắng trực tiếp, qua màng lọc càng tốt. Đồng thời, tránh để cây phát lộc ở luồng gió của máy điều hòa hoặc lỗ thông gió.
7/ Cách chăm sóc cây phát lộc
7.1 Cách chăm sóc cây phát lộc trồng trong đất
Tưới nước
Cây phát lộc ưa ẩm nhưng không ướt sũng, nếu đất ẩm quá mức sẽ làm cây bị vàng và thối rễ và chết dần, trường hợp sử dụng nước máy để tưới cũng tương tự. Vì thế bạn nên sử dụng nước đóng chai để tưới và không nên tưới nước quá nhiều lần.
Bón phân
Bạn cần bón thêm phân hữu cơ như phân trùn quế cho cây hai tháng 1 lần nếu dùng đất tự phối, lưu ý là chỉ bón phân hữu cơ, vì phân vô cơ sẽ gây hại cho cây. Nếu bạn sử dụng đất sạch đã sạch đã được phối trộn sẵn dinh dưỡng của SFARM thì bạn hãy yên tâm, cây sẽ không cần bón thêm phân gì nữa.
7.2 Cách chăm sóc cây phát lộc trồng trong nước
Bạn cần thay nước mỗi tuần cho cây, bạn nên để những rễ cây ngập nước. Bạn cũng có thể sử dụng thêm một số dung dịch thủy canh pha loãng nếu bạn muốn cây mọc nhanh hơn. Đừng quên là không sử dụng trực tiếp nước máy mà nên dùng nước đóng chai bạn nhé!
7.3 Tạo dáng cho cây
Bạn nên chọn những cành còn non, chưa cứng và chưa phát triển nhiều để uốn. Bạn có thể sử dụng dây thép để uốn hoặc dùng thùng các-tông đã được cắt mặt đáy và mặt bên để uốn.
8/ Cách nhân giống cây phát lộc
Khi chậu cây mọc rậm rạp và có vài cành mọc quá cao, bạn có thể tiến hành cắt cành dài nhất, chừa từ chồi lên khoảng 1cm, loại bỏ lá và tiến hành đêm ngâm trong nước sạch khoảng 1 – 2 tháng ở trong bóng râm. Sau khi cây ra rễ là bạn có thể tiến hành đem trồng mới.
9/ Những tình trạng thường gặp trên cây phát lộc
9.1 Cháy ngọn
Khi cây bị nhiễm hóa chất do sử dụng nước máy có clo, cây sẽ có hiện tượng cháy ngọn và sau đó chết dần. Để khắc phục hiện tượng này, bạn cần chuyển qua sử dụng nước đóng chai và chờ cây phục hồi dần.
9.2 Màu sắc lá
Màu sắc của lá thường nói lên tình trạng của cây. Khi thiếu nước, lá cây thường khô và chết dần. Khi lá chuyển vàng, bạn nên di chuyển cây đến nói có vị trí không có ánh nắng mạnh hoặc ngừng bón phân. Bạn cần tạo thêm độ ẩm cho đất khi khi lá chuyển sang màu nâu. Vì thế, bạn hãy thường xuyên quan sát mày lá để xử lý kịp thời.
Như vậy, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về Cách trồng cây phát lộc cũng như cách chăm sóc cây phát tài một cách chuẩn nhất.