Trồng cây đào không phải là dễ, kỹ thuật trồng đào cần được học trong thời gian dài. Tuy nhiên, trong quá trình này có một số lưu ý khi trồng cây đào mà bạn cần phải nắm được. Cụ thể mình sẽ chia sẻ các lưu ý khi trồng cây đào trong bài viết này nhé.
Xác đinh mật độ, khoảng cách và thời vụ trồng đào cảnh
1.1. Khoảng cách là điều cần lưu ý khi trồng cây đào
- Hàng x hàng: 200 cm x 200 cm
- Cây x cây: 200 cm x 200 cm
Có khá nhiều điều lưu ý khi trồng cây đào. Tuỳ theo quy mô diện tích và địa hình đất mà có thiết kế vườn trồng quất một cách phù hợp. Đối với những đất bằng hoặc có độ dốc dưới 50 bố trí theo kiểu hình vuông, hình chữ nhật hoặc hình tam giác (kiểu hình nanh sấu).
Trồng cây theo kiểu hình vuông hoặc hình chữ nhật dễ thiết kế, song mật độ cây trên đơn vị diện tích ít hơn trồng kiểu nanh sấu, mặc dù khoảng cách hàng, khoảng cách cây đều giống nhau.
Công thức tính mật độ trồng như sau:
- Số lượng cây (n) = Diện tích (m2)/(Khoảng cách hàng x khoảng cách cây)
- Trồng theo kiểu tam giác (nanh sấu)
- Số lượng cây (n) = Diện tích (m2)/(Khoảng cách hàng x khoảng cách cây x 0,86)
- Trong đó: k là hệ số = 0,86
Ví dụ: Nên bố trí hàng cách hàng 2 m, cây cách cây 2 m thì: 1ha trồng theo kiểu chữ nhật sẽ được
- n = 10.000/(2 x 2) = 2.500 cây
- 1ha trồng theo kiểu tam giác (nanh sấu) sẽ được:
- n = 10.000/(2 x 2 x 0,86) = 2.906 cây
1.2. Lưu ý khi trồng cây đào về thời vụ
Có thể trồng nhiều vụ trong năm, nhưng thời vụ chính để trồng đào là vào mùa xuân (tháng 23) và mùa thu (cuối tháng 9 đầu tháng 10).
2. Lưu ý khi trồng cây đào qua từng bước
- Bước 1: Lựa chọn giống trồng
Căn cứ vào nhu cầu thị trường, phong tục tập quán của từng địa phương từng vùng mà chọn giống đào cho phù hợp.
- Bước 2: Làm đất trồng đào
Cây Đào không kén đất, đất thích hợp là loại đất thịt nặng hoặc đất thịt pha cát, không bị ngập úng, có độ pH 5,6 6,5
Đào là cây không chịu úng nên cần chọn đất cao ráo, thoát nước tốt, làm đất tơi xốp, lên luống cao 25 30cm, rộng 70cm, tạo rãnh để thoát nước tốt.
Đào hố trồng: hố được đào với kích thước: rộng 15 20 cm, sâu 20 30 cm để đặt cây đào giống xuống chính giữa hố.
- Bước 3: Bóc túi bầu nylon
Lưu ý khi trồng cây đào đó là bạn đặt cây đào giống nằm dọc trên tay thuận của người trồng, sau đó dùng tay còn lại bóc bỏ túi bầu, đặt cây vào chính giữa hố.
- Bước 4: Đặt cây đào giống vào giữa hố
Cây đào giống được đặt ngay ngắn vào giữa hố trồng.
- Bước 5: Lấp đất
Sau khi đặt cây xuống hố, tiến hành lấp đất.
Dùng cuốc, xẻng vun đất bốn xung quanh gốc cây, dùng tay ấn nhẹ đất phía xung quanh bầu cây làm cho cây không bị đổ khi tưới nước. Lấp đất cao đến phần cổ rễ của cây đào giống.
- Bước 6: Cắm cọc chống đổ
Đối với cây đào cảnh, sau khi trồng xong chúng ta phải tiến hành chống cọc cho cây khỏi bị đổ. Việc chống cọc phải được tiến hành ngay sau khi trồng.
- Bước 7: Tủ gốc cho cây đào cảnh
Sau khi trồng nên tiến hành tủ gốc để giữ ẩm cho cây.
Vật liệu giữ ẩm gồm: Rơm, rạ, cỏ mục…
Trên đây là những lưu ý khi trồng cây đào về mặt kỹ thuật
3. Tưới, tiêu nước cho cây đào cảnh
Lưu ý khi trồng cây đào còn về cả mặt tưới tiêu cho cây nữa. Cây đào cảnh ngay sau khi trồng phải được tiến hành tưới nước ngay, nhằm cho cây nhanh chóng phục hồi và phát triển.
Chú ý: Phải thường xuyên giữ ẩm cho vườn đào trong khoảng 60 70% trong thời gian 3 4 tháng sau khi trồng.
Cách tưới: Dùng ô doa tưới đều trên xung quanh gốc đào hoặc tưới phun mưa bằng hệ thống máy bơm. Trời nắng nóng, độ ẩm thấp đất khô hanh thì tưới 2 lần/ngày (tưới vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát), trời rét thì tưới 1 lần/ngày (tưới vào lúc 10 – 11 giờ sáng hoặc 34 giờ chiều)
Đối với một số vườn bị ngập úng chúng ta phải đào rãnh thoát nước trong những ngày mưa, tránh hiện tượng để nước ngập úng 24 tiếng sẽ làm rễ đào bị thối gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển, thậm trí sẽ làm cây bị chết do rễ ngập nước quá lâu.
4. Kỹ thuật trồng chăm sóc lại cây đào sau khi chơi Tết
Đào là loại cây rất khó tính, bạn cần phải lưu ý khi trồng cây đào rất nhiều. trồng và chăm sóc sao cho chúng sống và tươi tốt đã khó, việc điều khiển thế nào để đào bung đầy hoa rực rỡ, sáng tươi đúng dịp Tết Nguyên đán còn khó hơn nhiều. Mục này đề cập đến vấn đề: trồng lại cây đào sau khi đã chơi Tết để năm sau có một vườn đào thế đẹp hơn.
4.1. Thu gom cây đào sau Tết
Công việc thu gom gốc đào sau Tết thường từ mùng 10 và kết thúc sau đó chừng hơn 20 ngày. Nhưng để có thể “chọn” được những gốc thế đẹp, một số người thu gom “khởi hành” từ ngày mùng 6 hoặc mùng 7. Hầu hết những người trồng đào đều ghi nhận: Để chiết, ghép và ươm trồng được cây đào gốc to bằng cổ tay trở lên phải mất từ 2 đến 3 năm, thậm chí tới 5 hoặc 6 năm.
Đi gom những gốc đào sau Tết vừa đỡ tốn tiền mua giống, lại không mất đất ươm trồng cây giống, hàng năm vẫn có đào gốc to để bán. Vì lý do này nên các nhà vườn trồng đào thế tận dụng để tạo ra các dáng thế ngày càng đẹp hơn.
Thông thường sau khi đưa được những gốc đào về đến vườn, công đoạn đầu tiên là phải “làm tươi” cho cây. Mỗi gốc đào sẽ được “hồi sức” bằng cách để trong bóng mát, cắt bớt cành lá, tưới nước, sau vài ngày mới hạ đất, trồng bầu. Mất khoảng vài ba tuần để cây hồi sức, sau đó mới đến công đoạn chăm sóc, cắt tỉa, hãm cành… bình thường. Tất cả những gốc đào, quất thu gom về sẽ phải củng cố lại tán cây, hoặc phát triển tạo thế cây mới đẹp hơn. Việc chăm sóc, cắt tỉa không tốn nhiều công sức vì các cây đều có dáng, thế sẵn. “99% những gốc đào. Sau một năm chăm sóc, sẽ lại có một cây đào cảnh đẹp đúng dịp Tết, và có thể bán được giá cao vào vụ Tết năm sau.
Sau khi cắt tỉa lại cành tán cho cây đào, tiến hành làm đất trồng cây đào ra ruộng sản xuất.
4.2. Trồng lại cây đào sau tết
Khi mua phải chọn cây đào còn tơ trồng lại mới tốt và được nhiều năm.
Đất trồng đào thích hợp là đất thịt pha sét có độ pH 6 8. Chọn chỗ đất cao ráo, thoát nước, nếu bị úng nước là đào chết. Nhà không có đất thì trồng vào chậu to, xử lý đáy chậu thật thoát nước. Đường kính chậu phải lớn hơn đường kính tán cây một chút. Đào là cây cảnh không ưa bóng. Trước khi trồng phải bón lót bằng phân ải hoặc phân hữu cơ vi sinh. Sau Tết đem trồng càng sớm càng tốt, chậm nhất là khoảng 15 tháng giêng. Lúc trồng lấp đất vừa ngang cổ rễ, nện nhẹ đất từ xung quang dồn vào bầu cho chặt, tưới nước đẫm. Sau đó luôn tưới đủ độ ẩm cho đến khi cây ra lá non. Thời gian khoảng 1 tháng.
4.3. Cắt sửa cành đào
Trồng xong, cắt ngay cành lần thứ nhất. Lần này cắt thật đau để cành mới phát sinh nhiều, năm tới sẽ cho nhiều hoa.
Nếu không cắt đau, để cành già, năm tới hoa chỉ có ở phía ngoài đọt cành.
Sau đó, mỗi tháng phải cắt nhẹ một vài lần cho đến tháng 6 âm lịch mới thôi. Trong quá trình cắt sửa cần kết hợp tạo hình tán cây.
4.4. Tưới bón, bón phân cho cây đào
Sau mỗi lần cắt cần hòa phân hữu cơ tưới cho cây. Các tháng tiếp đều phải tưới. Tháng 8, 9 cần tưới bón nhiều để thúc cho cây nẩy nhiều hoa và to hơn. Đào ưa phân bắc đã ủ kỹ hoặc ngâm ngấu, nước tiểu, đạm ure.
Trên đây là tổng hợp những lưu ý khi trồng cây đào và cả những kỹ thuật quan trọng mà bạn cần nắm. Hy vọng bài viết này đã mang đến những thông tin hữu ích cho bạn.